1. Jean-Michel Basquiat sinh ngày 22 tháng 12, 1960 ở Brooklyn, New York. Cha ông, Gérard, sinh ra tại Port au Prince, Haiti, còn mẹ ông, Matilde, là một người New York có gốc gác từ Puerto Rico. Trong gia đình đa văn hoá này, hoạ sĩ biết nói tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp và tiếng Anh.
2. Basquiat trở thành một thành viên nhí của Bảo tàng Brooklyn, bảo tàng yêu thích của ông, khi mới 6 tuổi. Mùa xuân năm 2018, bảo tàng đã tổ chức triển lãm One Basquiat dành riêng cho bức tranh phá kỉ lục của hoạ sĩ là Untitled (1982), được mua tại Sotheby’s bởi nhà sưu tập người Nhật Maezawa Yusaku với giá 110.5 triệu USD — bức tranh đắt giá nhất của một danh hoạ Mỹ tại cuộc đấu giá.
3. Lúc 8 tuổi, Basquiat bị một chiếc ô tô đâm khi đang chơi trên đường, ông bị gãy một cánh tay và nhiều chấn thương nặng trong cơ thể. Trong giai đoạn phục hồi, mẹ ông đã mang cho ông cuốn sách giáo khoa nền tảng về y học Giải phẫu học của Gray. Những bức vẽ chi tiết về giải phẫu đã giúp hoạ sĩ trẻ mở mang tầm mắt. Nhiều năm sau, Basquiat đã đặt tên cho ban nhạc của mình là Gray (có thành viên là diễn viên Vincent Gallo) để tỏ lòng kín trọng với ảnh hưởng thời xưa đó.
4. Cha ông đã đuổi ông ra khỏi nhà khi ông bỏ học năm 17 tuổi. Chàng thanh niên ấy đã phải kiếm sống bằng cách bán những chiếc áo len dài tay, bưu thiếp có những bức vẽ của mình, ăn xin và ngủ nhờ tại nhà bạn bè. Chế độ ăn khắc khổ của ông chủ yếu gồm nhiều rượu vang đỏ rẻ tiền và các túi Cheetos 15 cent.
Jean-Michel Basquiat, New York, 1985. Ảnh chụp bởi Evelyn Hofer/Getty Images
5. Bức tranh graffiti với tag “SAMO” (viết tắt của “vẫn cùng thứ rác rưởi”) đã thu hút sự chú ý của công chúng ngay từ lần đầu tiên. Basquiat tạo nên “SAMO” cùng người bạn Al Diaz khi cả hai còn đang học cấp 3 và tag của nó, thứ thường có ký hiệu đánh dấu bản quyền, nằm trên những bức tường khắp nơi Hạ Manhattan và Brooklyn trong khoảng 1977 đến 1980. “Lẽ ra nó là logo, như Pepsi.” Basquiat sau này nói với nhà văn Anthony Haden-Guest. Sự kết thúc cộng tác được thông báo năm 1980 qua một loạt thẻ tuyên bố “SAMO đã chết.”
Jean-Michel Basquiat ‘Vô đề’ 1982.
7. Vương miện, chủ đề nghệ thuật đặc trưng của Basquiat, đã vừa thừa nhận vừa thách thức nghệ thuật phương Tây. Bằng cách tô điểm hình tượng người da màu, gồm các vận động viên, nhạc sĩ và nhà văn, với chiếc vương miện, Basquiat đã nâng những nghệ sĩ trong lịch sử bị tước quyền bầu cử này lên tầm cỡ hoàng gia, thậm chí thần thánh. “Vương miện của Jean-Michel có 3 đỉnh, cho 3 dòng dõi hoàng gia của mình: nhà thơ, nhạc sĩ, nhà vô địch boxing vĩ đại,” người bạn hoạ sĩ của ông, Francesco Clemente, nói.
8. Basquiat trở thành khách quen trên chương trình truyền hình công khai TV Party của nhà văn nghệ thuật Gleen O’Brien – lần đầu xuất hiện trên sóng trực tiếp năm 1979 cùng cái đầu cạo trọc phần giữa… 2 năm sau, ông xuất hiện trên phim Downtown ’81 của O’Brien, đóng vai gần giống một nhân vật tự truyện.
9. Ông ấy đã sản xuất một bản thu âm rap với Rammellzee và K Robb mang tên Beat Bop (1983) và thiết kế bìa cho bài hát đơn.
Poster triển lãm năm 1985 của Andy Warhol và Jean-Michel Basquiat. Hình ảnh được phép của PVDE / Bridgeman Images.
10. Ánh đèn sân khấu phù hợp với Basquiat. Năm 1980, ông xuất hiện trong một video âm nhạc cho bài “Rapture” của Blondie. Ca sĩ chính Debbie Harry và bạn trai bà, Chris Stein, đã mua bức vẽ đầu tiên của Basquiat với giá gần $200.
11. Basquiat đạt tới đà với triển lãm đầu tiên – show cột mốc DIY Quảng trường Thời báo, mở vào tháng 6 năm 1980 tại tiệm massage bị bỏ hoang ở Đại lộ số 7. Buổi triển lãm tiên phong còn trưng bày các tác phẩm của Keith Haring, Kiki Smith, Jenny Holzer và Kenny Scharf.
12. Cùng Julian Schnabel, Kenny Scarf và Francesco Clemente, Basquiat được xem là một trong những biểu tượng dẫn đầu của Tân Biểu hiện, một trào lưu nghệ thuật đòi lại địa vị cho hình tượng con người trong nghệ thuật đương đại. Năm 1996, người bạn, Schnabel, hoạ sĩ Tân Biểu hiện đã đạo diễn phim tiểu sử về cuộc đời sóng gió của ông với Jeffrey Wright, đóng vai Basquiat và David Bowie đóng Warhol.
13. Năm 1982, lúc 21 tuổi, ông trở thành hoạ sĩ trẻ nhất có buổi triển lãm ở Documenta, Kassel, Đức, khi gần 60 bức tranh của ông được trưng bày tại buổi triển lãm được ngưỡng mộ ấy.
14. Ông tham gia phòng tranh Annina Nosei năm 1982, và có triển lãm cá nhân đầu tiên mà một người Mỹ có được vào mùa xuân cùng năm. Năm 1984, Basquiat rời Annina Nosei và sang Phòng trưng bày nghệ thuật thế giới Mary Boone.
15. Ông gặp người bạn thân suốt đời và là người thầy, Andy Warhol năm 1981 tại điểm ăn chơi đêm muộn Mr. Chow’s. Nhà buôn người Thuỵ Sĩ Bruno Bischofberger sau này gợi ý cả hai hợp tác trong một series tranh, và từ 1983 đến 1985, hai người đã làm nên những tác phẩm đặt lớp vẽ graffiti nguệch ngoạc bậc thầy của Basquiat lên trên hình tượng pop tươi sáng của Warhol.
16. Madonna và Basquiat hẹn hò năm 1982, khi cả hai đang đứng trên đỉnh cao của các nghệ sĩ chính thống nổi tiếng.
Jean-Michel Basquiat vẽ ở St. Moritz, Thụy Sỹ, 1983. Ảnh chụp bởi Lee Jaffe / Getty Images.
17. Cũng năm đó, Basquiat chuyển tới Los Angeles, nơi ông sống cùng chủ phòng tranh, Larry Gagosian, khi ông chuẩn bị cho triển lãm cá nhân sắp ra mắt tại phòng tranh bên Bờ Tây. Madonna thậm chí còn tham gia trong vài tháng.
18. Với thành công thương mại mới, ông đã tiêu hoang phí vào các bộ đồ Armani, rượu vang đắt đỏ và khách sạn sang trọng. “Từ chỗ chỉ trích giới nghệ thuật, Jean-Michel bỗng trở thành thứ anh ấy từng phê phán,” người bạn lâu năm của ông, Keith Haring nói. Nhưng sự xa hoa lãng phí của ông, được thể hiện bởi sự thiếu tôn trọng – ông được biết tới là vẽ lên trang phục của nhà thiết kế của mình, cho vay những khoản tiền bẩn thỉu, thậm chí ném các tờ 100 USD khỏi cửa sổ limousine cho người ăn xin.
19. Cả Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MoMA) và bảo tàng Whitney của Nghệ thuật Mỹ đều từ chối sự đệ trình về tác phẩm của ông.
20. Basquiat chết khi dùng ma tuý quá liều vào ngày 12 tháng 8, 1988, tại studio Great Jones Street của mình. Khi đó ông mới 27 tuổi. Trong những tháng cuối đời, nghệ sĩ rắc rối cho biết ông dùng một trăm túi heroin một ngày. Người phụ trách và chủ phòng tranh Jeffrey Deitch đã gửi lời ca ngợi trong đám tang ông tại Nghĩa trang Green-Wood, Brooklyn.
21. “Tôi không phải người thật. Tôi là huyền thoại,” Basquiat từng tuyên bố. Tên tuổi và phong cách cá nhân độc đáo của ông trở thành nguồn tham khảo thường xuyên trong nghệ thuật đại chúng. Người bạn cùng sinh ra tại Brooklyn, Jay-Z, ví dụ, đã so sánh bản thân với người nghệ sĩ đó trong bài hát năm 2013 “Picasso Baby,” trong đó có đoạn “Không khó để nói rằng, tôi là Jean-Michel mới.”
Nguồn: Sotheby’s
Lược dịch bởi Viet Art View