Năm 1883, Monet chuyển nhà, hai con trai cùng với Alice Hoschedé và các con của cô đến cộng đồng nông thôn Giverny, nơi ông thuê một căn nhà mà bảy năm sau ông đã mua được. Đầu năm 1893, ông mua lại một khu vực đầm lầy bên kia đường ray tiếp giáp với khu đất của mình và kiến nghị hội đồng làng cho phép chuyển dòng suối nhỏ vào đó. Cho đến cuối thập kỷ đó, khu vườn mà ông tạo ra đã trở thành một nguồn cảm hứng nghệ thuật phong phú.
Năm 1899, Monet đã vẽ 12 tác phẩm từ một vị trí thuận lợi, tập trung vào cây cầu hình vòm màu xanh và mô hình thu nhỏ khu vườn thủy sinh của ông. Trong số 12 tác phẩm có ‘Chiếc cầu Nhật’ của Phòng trưng bày Quốc gia. Monet đã thiết kế và xây dựng cảnh quan xuất hiện trong bức tranh—từ cây cầu đến ao và hình dạng của nó, hoa súng và các loại cây trồng khác. Họa sĩ, với tư cách là người đi đầu của trường phái Ấn tượng, đã tán thành tính tự phát của các tác phẩm được quan sát trực tiếp nhằm nắm bắt những hiệu ứng thoáng qua của ánh sáng và màu sắc, trong những bức tranh sau này đã đặt thiên nhiên mà ông tái tạo vào sự xem xét kỹ lưỡng và lâu dài.
Khi Monet trưng bày những bức tranh này tại phòng trưng bày của Durand–Ruel vào năm 1890, một số nhà phê bình đã đề cập đến ảnh hưởng của nghệ thuật Nhật Bản. Đáng chú ý hơn, khu vực bao quanh màu xanh lá cây dày đặc—được nâng cao ở bức tranh này của Phòng trưng bày Quốc gia bằng cách đặt đỉnh vòm cầu ngay dưới mép trên của bức tranh—gợi nhớ lại “hortus conclusus” (khu vườn khép kín) của thời Trung cổ, đồng thời gợi lên sự mộng mơ và chiêm nghiệm phù hợp với văn học tượng trưng, đặc biệt là những bài thơ như ‘Le Nénuphar blanc’ của Stéphane Mallarmé. Gustave Geffroy đã mô tả hiệu ứng này trong bài review của ông về triển lãm (Le Journal, 26 tháng 11 năm 1900), nói về “cái hồ nhỏ xíu này, nơi một số tràng hoa bí ẩn nở rộ” và “một cái hồ yên tĩnh, bất động, sâu như một tấm gương, trên đó hoa súng trắng nở rộ, một chiếc hồ được bao quanh bởi cây xanh mềm mại lơ lửng, phản chiếu chính nó.”
Nguồn: Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia [Washington]
Lược dịch bởi Viet Art View