Logo loading

“ĐÀN TRANH – ĐÀN CÒ”, MỘT TÁC PHẨM CỦA HỌA SĨ MAI TRUNG THỨ

“Âm nhạc là ngôn ngữ của cảm xúc”, Emmanuel Kant đã từng viết. Mai Trung Thứ, họa sĩ Việt Nam, có chung sự nhạy cảm đối với âm nhạc cùng triết gia người Phổ. Ông khám phá âm nhạc truyền thống khi còn là giáo viên dạy vẽ tại trường cấp 3 ở Huế. Trong […]
|Viet Art View

“Âm nhạc là ngôn ngữ của cảm xúc”, Emmanuel Kant đã từng viết. Mai Trung Thứ, họa sĩ Việt Nam, có chung sự nhạy cảm đối với âm nhạc cùng triết gia người Phổ. Ông khám phá âm nhạc truyền thống khi còn là giáo viên dạy vẽ tại trường cấp 3 ở Huế. Trong khoảng thời gian sinh sống tại cố đô, ông có cơ hội làm quen với nhiều nhạc sĩ và học chơi độc huyền cầm – một nhạc cụ dây truyền thống – và sáo ngang. Niềm đam mê với âm nhạc chưa bao giờ rời xa ông. Ngay cả khi tới Pháp, ông vẫn tiếp tục chơi nhạc và tham gia vào các buổi hòa nhạc, đặc biệt là cho các chương trình phát thanh và truyền hình.

Hội họa – công việc chính của ông, cũng được thể hiện bằng âm nhạc. Chủ đề trong tranh của ông mang hơi hướng âm nhạc và thường xuyên có sự xuất hiện của các nhạc sĩ. Trong “Đàn tranh – đàn cò”, họa sĩ thể hiện hai nhạc cụ truyền thống của Việt Nam. Thiếu nữ chơi đàn tranh, nhạc cụ gồm 16 dây, cùng loại với đàn tam thập lục, trong khi chàng trai sử dụng đàn nhị, một loại nhạc cụ hai dây xuất hiện vào thế kỷ thứ 10.

Được sáng tác vào năm 1973, bức tranh mực và màu trên lụa này là minh chứng cho sự tiến bộ của nghệ sĩ vào giai đoạn tiếp theo của sự nghiệp. Bảng màu rực rỡ hơn: vàng crom, xanh lục và cam san hô tạo thành một bố cục rực rỡ. Những màu sắc này được làm mờ một cách tinh tế sau khi rửa lụa để vẽ nền và tạo độ sâu nhất định cho tác phẩm.

Thông qua bức tranh khổ lớn này, Mai Trung Thứ ghi lại dấu ấn của nền văn hóa Việt Nam và giúp cho truyền thống được tiếp tục gìn giữ.

HOẠ SĨ CHÂU Á
NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
Đấu giá ngày 7 tháng 3, 2024
Liên hệ: reynier@aguttes.com

Chia sẻ:
Back to top