Logo loading

ĐỒ COROMANDEL VÀ KỸ THUẬT SƠN KHẮC TRÊN BÌNH PHONG

Kỹ thuật sơn khắc hay kỹ thuật Coromandel, có nguồn gốc từ Trung Hoa và rất phổ biến ở châu Âu từ những năm 1690 trở đi, đặc biệt là ở Hà Lan, Vương quốc Anh và Pháp, đó là một kỹ thuật phức tạp bao gồm nhiều công đoạn: Khắc chìm xuống mặt sơn […]
|Viet Art View

Kỹ thuật sơn khắc hay kỹ thuật Coromandel, có nguồn gốc từ Trung Hoa và rất phổ biến ở châu Âu từ những năm 1690 trở đi, đặc biệt là ở Hà Lan, Vương quốc Anh và Pháp, đó là một kỹ thuật phức tạp bao gồm nhiều công đoạn: Khắc chìm xuống mặt sơn đã mài nhẵn rồi phủ đầy những nét mà mảng khắc ấy bằng nhiều lớp màu, bạc hoặc vàng. Trong hai thế kỷ tiếp theo, công ty Đông Ấn của Anh đã nhập các bộ bình phong sơn khắc ấy của Trung Hoa về bán ở Châu Âu. Chúng được chở bằng tàu thuỷ, trung chuyển ở một hải cảng ở Bán đảo Coromandel trong Vịnh Bengal, vùng duyên hải Đông Nam Ấn Độ. Vì thế mà người Châu Âu mới gọi các bộ bình phong sơn khắc này là “Đồ Coromandel”.

Hãy quay trở lại lịch sử nghệ thuật Việt Nam, nơi Giáo sư Joseph Inguimberty (1896-1971) đóng vai trò cách mạng tại Trường Mỹ thuật Đông Dương. Cuộc cách mạng nghệ thuật trong việc sử dụng sơn mài ở Việt Nam bắt đầu sau khi Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập, nhờ sự thúc đẩy của Joseph Inguimberty, người đã rất ngạc nhiên trước hiệu ứng ánh sáng phản chiếu trong các đồ vật sơn thếp khác nhau được tìm thấy trong các ngôi đền. Do đó, một xưởng sơn mài được thành lập với sự hỗ trợ của nghệ nhân Đinh Văn Thành (1898 – 1977) tức Bác Phó Thành, một nhân vật quan trọng, người đã cống hiến hết mình cho việc nghiên cứu nghệ thuật sơn mài và góp phần vào sự phát triển của nó.

Lot 122. Trường Mỹ thuật Đông Dương, Thế kỷ XX
Bình phong sơn khắc, 160.5×44.5 cm (mỗi lá)
Bình phong hiếm này gồm sáu lá, với họa tiết chim giữa đá và hoa trên một mặt, và các họa tiết quạt, các vật phẩm và thơ trên mặt còn lại.
Tác phẩm này là thành quả của sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương, lấy cảm hứng từ các sản phẩm Coromandel của Trung Quốc.

 

“Chúng tôi đã lần mò lại kỹ thuật làm đồ Coromandel, và vào năm 1938, nó đã thành công rực rỡ… Sau đó kỹ thuật này ngay lập tức đã được áp dụng. Nỗ lực đầu tiên thật thảm hại. Các bức vẽ trên diện tích quá lớn tạo ra một hiệu ứng hoàn toàn khó coi. Sau đó, ông Inguimberty đã gửi ảnh và những bức vẽ với ký hiệu màu sắc chính xác từ Musée de Cluny ở Paris và đảm bảo để chúng được sao chép chính xác bởi các học sinh của trường. Đây là thành công bước đầu. Nghệ thuật sơn khắc Coromandel đã được khai phá trở lại. Từ đó trở đi, công chúng bắt đầu quan tâm đến các tác phẩm từ những nghiên cứu kể trên, và hai sự kiện đó đã mang lại cho nghệ thuật sơn mài Đông Dương một cú hích to lớn”.(Trích từ cuốn “Les maîtres laqueurs de Hà Nội” (Đông Dương, ngày 6 tháng 2 năm 1941).

Hà Nội. Trường Mỹ thuật. Phòng đấu giá của Hợp tác xã nghệ sĩ Đông Dương. © Quỹ ASEMI

Các tài liệu lưu trữ cho thấy một cuộc triển lãm đã được tổ chức vào năm 1938 tại tiền sảnh của nhà hát thành phố, trưng bày tuyển tập các bức bình phong theo kỹ thuật sơn khắc Coromandel. Các tác phẩm trong triển lãm này sau đó được chọn tham gia tại Hội chợ Golden Gate ở San Francisco năm 1940. Nhiều sản phẩm sau đó tiếp tục được sản xuất và trưng bày bởi “Hiệp hội Nghệ sĩ Đông Dương”. “Đông Dương thuộc Pháp tự hào được tham gia Hội chợ quy mô bậc nhất tại San Francisco và có thể gợi lên trong con mắt của tất cả các dân tộc đang tiếp cận nó một cách cao quý sức sống của hiện tại, kho tàng lịch sử quý báu với vẻ huy hoàng của nó. Là một đất nước hạnh phúc, Đông Dương hy vọng ánh sáng của Golden Gate sẽ bừng lên như cầu vồng để vượt biển mang đi xa thông điệp tình hữu nghị của nền dân chủ Mỹ vĩ đại tới tất cả các quốc gia mong muốn hòa bình thịnh vượng”. Trích trong “Đông Dương ở Hội chợ Quốc tế Golden Gate” ở San Francisco (Bulletin économique de l’Indochine, trang 4. Trang
707-714).

PHIÊN ĐẤU: NGHỆ THUẬT VIỆT NAM “DUPLEX PARIS – HÀ NỘI”
Đấu giá ngày 20 tháng 4 năm 2024
Liên hệ: info@millon-vietnam.com

Chia sẻ:
Back to top