Logo loading

ĐÚNG, NHƯNG TẠI SAO? — CURATOR CỦA TATE, KATY WAN, GIẢI THÍCH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA YAYOI KUSAMA

Họa sĩ Nhật Bản Yayoi Kusama là một hiện tượng. Bằng tài năng, sự quyết tâm và tầm nhìn, bà đã dành tám thập kỷ để khẳng định mình trong thế giới nghệ thuật của những người đàn ông da trắng thành danh — và chiến thắng. Trong những năm gần đây, tác phẩm của […]
|Viet Art View

Họa sĩ Nhật Bản Yayoi Kusama là một hiện tượng. Bằng tài năng, sự quyết tâm và tầm nhìn, bà đã dành tám thập kỷ để khẳng định mình trong thế giới nghệ thuật của những người đàn ông da trắng thành danh — và chiến thắng. Trong những năm gần đây, tác phẩm của bà đã có một lượng lớn người xem mới trong các triển lãm quốc tế và trên mạng xã hội, từ những tác phẩm sắp đặt như thiên đường trong Infinity Mirrored Room [Phòng gương vô cực] đến những bức tranh rộng của bà.

Đối với bà, những điều này còn có ý nghĩa hơn thế. Mặc dù đã nhiều lần đổi mới bản thân và cả nghệ thuật của mình, như curator Katy Wan giải thích, một trong những mục tiêu chính của bà luôn là truyền cảm hứng cho niềm vui và hạnh phúc.

 Bà theo đuổi nghệ thuật từ tuổi thơ với nhiều khó khăn

Kusama sinh ra ở Matsumoto, một thành phố vùng núi ở miền trung Nhật Bản, vào năm 1929. Tuổi thơ của bà không phải lúc nào cũng hạnh phúc, cha mẹ bà không ủng hộ việc bà theo đuổi nghệ thuật.

Mười tuổi, Kusama trải qua ảo giác đầu tiên, bà thấy những bông violet nói chuyện với mình trong cánh đồng của gia đình. Những trải nghiệm này cứ tiếp diễn. Để kiểm soát nỗi khiếp sợ, Kusama lao vào vẽ.

Yayoi Kusama, khoảng 1939

Mặc dù mẹ của bà không khuyến khích niềm đam mê này, Kusama tiếp tục theo học trường nghệ thuật ở Kyoto, nơi bà được đào tạo về nihonga, một hình thức vẽ mực cổ điển của Nhật Bản kết hợp cả ảnh hưởng của Nhật Bản và châu Âu, tuy nhiên sau đó bà đã rời xa nihonga.

 Bà đã viết thư cho Georgia O’Keeffe

Kusama thực sự bị ấn tượng bởi uy tín của O’Keeffe — một họa sĩ, một người phụ nữ trong thế giới nghệ thuật vẫn bị đàn ông thống trị.

Bà đã cách mạng hóa nền nghệ thuật New York, nơi đàn ông thống trị

New York vào cuối những năm 1950 không phải là nơi chào đón một nữ họa sĩ trẻ người Nhật. Kusama đến vào năm 1958 và bắt đầu xây dựng hồ sơ của mình với sự kết hợp của tham vọng và quyết tâm đã thu hút bà từ thời gian còn ở Nhật.

Bà đã vẽ những bức tranh đen trắng khổng lồ, tạo thành từ những vòng cung nhỏ mà bà gọi là “lưới vô cực”. Bà tiếp tục vẽ chúng trong suốt sự nghiệp. Cùng với chúng là những tác phẩm điêu khắc “tích lũy” (các tạo tác như đi văng, ghế, được bao bọc bởi những hình dạng mềm mại tượng trưng cho sức sinh sản của tự nhiên), và những triển lãm trình diễn.

‘Những tấm lưới vô cực’ (2), 1958. Sơn dầu trên toan 125.2 × 91 cm. Bản quyền của Yayoi Kusama

Có những lần bà bao phủ chấm trên cơ thể của chính mình  — hoặc của người khác. Với Walking Piece [Tác phẩm đi bộ], bà bước trên đường phố New York trong bộ kimono hoa và mang một chiếc dù che nắng, bà đã tôn vinh một cách không ngần ngại di sản văn hóa của dân tộc mình trong một khung cảnh phương Tây.

‘Vô đề’ khoảng 1966. Ghép từ ảnh, Kusama tựa mình trên ‘Accumulation No.2’ [Tích lũy 2]

Kusama là không thể ngăn cản. Vào cuối những năm 1960, bà thành lập Kusama Enterprises, dòng sản phẩm trang phục và dệt may của riêng mình. Đây là một bài tập về xây dựng thương hiệu bản thân, dựa trên các dấu chấm nổi tiếng của bà. Kusama thấy rằng thông qua thời trang, bà có thể tiếp cận được nhiều người xem hơn.

“Khắc họa chình mình là một khía cạnh quan trọng trong thực hành của Kusama,” Katy nói: “Bà đang bất tử hóa hình ảnh của mình bằng cách khai thác sức mạnh và tiềm năng của thời trang. Không chỉ ở khía cạnh làm cho thương hiệu bản thân trở nên dễ nhận biết, bà đã nhận ra rằng để người khác bước dạo trong các thiết kế của mình là một trong những hình thức quảng cáo tốt nhất.”

Kusama với những tác phẩm của mình (Tích lũy), khoảng 1964

Bà đã trở thành một tâm điểm trên Instagram

Các thực thể bên trong nó sẽ nhân lên mãi mãi.

MÃI MÃI YÊU, 1994. Kusama nhìn qua Phòng gương vô cực

Yayoi Kusama, Phòng gương vô cực, Ngập tràn sự sống xán lạn, 2011. Phòng gương, đèn LED, bể nước. 296 × 622.4 × 622.4 cm, 116 1/2 × 245 1/8 × 245 1/8 in

Yayoi Kusama ‘Tất cả tình yêu vĩnh cửu mà tôi dành cho những quả bí ngô’ 2016. Gỗ, gương, nhựa, acrylic, LED 292.4 × 415 × 415 cm. Được phép của Ota Fine Arts, Tokyo/Singapore/Shanghai và Victoria Miro, London/Venice. © YAYOI KUSAMA 

Bà biết rằng chúng ta thích ngắm nhìn bản thân

Niềm tin vào bản thân của Kusama tăng lên trong suốt quá trình sáng tạo của bà. Khi mọi thứ không diễn ra theo cách mình muốn, bà sẽ biến chúng thành hiện thực. Năm 1966, bà không được chính thức mời tham gia Venice Biennale lần thứ 33 (một triển lãm quốc tế diễn ra hai năm một lần), vì vậy bà đã tiến hành một cuộc trình diễn không chính thức, sắp đặt một đại dương những quả cầu bạc trên bãi cỏ trước Pavilion Italia.

Về tác phẩm, bà đặt tên nó là Narcissus Garden [Vườn Thủy tiên], bà đứng giữa những quả cầu, mặc một bộ kimono vàng, cùng một tấm biển ghi “Your Narcissism for Sale” [Ở đây bán lòng tự luyến của bạn; hoa thủy tiên là loài hoa tượng trưng cho lòng tự luyến, hay tình yêu dành cho chính mình, sự tự mãn hay ngạo mạn.] Người xem có thể mua những quả cầu với giá 1.200 lia (khoảng 2 USD) một quả.

Vườn Thủy tiên, 1966. Tác phẩm sắp đặt dịp Venice Biennale 1966. Bản quyền thuộc Yayoi Kusama

Những phiên bản khác nhau của tác phẩm vẫn được trưng bày cho tới ngày nay. Hàng ngàn tấm selfie cùng những tác phẩm sắp đặt gương của bà được đăng tải, hashtag #yayoikusama với hơn 79.200 lần đăng trên Instagram tại thời điểm của bài viết này — với mục đích tương tự, đưa một thấu kính vào chủ nghĩa vị kỷ của chúng ta.

Vườn Thủy tiên, 1966. Sắp đặt tại Victoria Miro, 2008. Những quả cầu bằng thép không gỉ, bộ 800 quả

Bà xoay xở với tình trạng sức khỏe tâm lý của mình bằng sáng tạo nghệ thuật

Với Kusama, nghệ thuật là một hình thức trị liệu. Bằng những tác phẩm nghệ thuật của mình, bà cũng mang niềm vui và hạnh phúc đến cho rất nhiều người khác.

Bà tin vào trực giác của mình

Trong suốt sự nghiệp, những tác phẩm của Kusama đều mang tính trực giác. Bà sáng tạo tác phẩm dựa trên những trải nghiệm tâm lý, thể hiện những thúc ép tâm lý và ảo mộng của mình.

“Người ta nói rằng bà không cần phác thảo tranh trước khi đưa chúng lên những tấm toan,” Katy giải thích. “Bà khắc họa chính xác những gì bà trông thấy trong ảo mộng của mình.”

Màu sắc đóng một vai trò quan trọng ở đây. Việc sử dụng màu sắc rực rỡ là đối trọng với chủ đề nghiêm túc. Ví dụ như seri My Eternal Soul [Linh hồn vĩnh cửu của tôi] — những bức tranh siêu thực vẽ khuôn mặt, đậm, tươi sáng, những hình dạng trừu tượng đôi khi đe dọa, thể hiện một cách tiếp cận trực giác trong sáng tạo của nghệ thuật tượng hình.

KHUÔN MẶT THANH XUÂN, 2015. Acrylic trên toan. 194 × 194 cm 76 3/8 × 76 3/8 in

Tôi đây, nhưng không có gì, 2000/2012. Lucy Dawkins Tate Photography. Bản quyền của Yayoi Kusama

NHỮNG BÔNG HOA NÓI HỘ LÒNG TÔI VỚI BẦU TRỜI, 2018. Sắp đặt tại Victoria Miro, 2018. Đồng thanh, sơn

Bà nổi tiếng với những quả bí ngô và chấm bi

“Nó là một loài quả rất khiêm nhường. Và có gì đó mang tính dân chủ về nó, bởi nó có thể được dùng trong mọi hộ gia đình.”

Yayoi Kusama, Bí ngô. Benesse Art Site Naoshima. Ảnh chụp bởi Shigeo Anzai

BÍ NGÔ [ERK], 2014. Acrylic trên toan. 162 × 162 cm 63 3/4 × 63 3/4 in

Bà đã mở đường cho một số tên tuổi nổi tiếng nhất của nghệ thuật

Ở New York, Kusama là một phần của mạng lưới nghệ sĩ quan trọng đang xác định lại nghệ thuật có thể là gì. Bà là bạn thân của Joseph Cornell và Donald Judd (có studio ngay trên studio của bà, và là một trong những nhà sưu tập đầu tiên của bà ở Hoa Kỳ), bà là người cùng thời với Andy Warhol và Claes Oldenburg.

“Có những tranh cãi cho rằng tác phẩm của bà dự tính trước một số cách làm của những nghệ sĩ khác, được biết đến nhiều hơn,” Katy nói. “Giống như Oldenburg, xét về những đổi mới của bà trong tác phẩm điêu khắc mềm có trước những tác phẩm của ông và Warhol, dưới dạng các họa tiết lặp lại trên giấy dán tường. Việc bà sử dụng họa tiết lặp lại trước Andy Warhol khoảng ba năm và với tư cách là một phụ nữ làm việc trong thế giới nghệ thuật do nam giới thống trị vào thời điểm đó, điều đó thực sự đáng chú ý”.

KHOẢNH KHẮC CHUYỂN DỊCH KHI TÔI ĐẾN VỚI VŨ TRỤ, 2017. Acrylic trên toan. 194 × 194 cm, 76 3/8 × 76 3/8 in

Nguồn: WePresent & Tate

Lược dịch bởi Viet Art View

 

 

 

 

 

 

Chia sẻ:
Back to top