Logo loading

“HỒN XƯA BẾN LẠ” TRIỂN LÃM NHỮNG BỨC TRANH VIỆT ĐƯỢC ĐẤU GIÁ TỪ SOTHEBY’S- MỘT VÀI NHẬN XÉT RIÊNG BÊN LỀ

Trên thực tế, đây là một triển lãm nên được Sotheby’s tổ chức từ lâu. Bởi ý nghĩa của nó khá rộng. Tôn vinh được nhiều khía cạnh trong một sự kiện. Thứ nhất Sotheby’s là một Nhà đấu giá, đương nhiên họ muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của mình khắp những nơi mà […]
|Viet Art View
Trên thực tế, đây là một triển lãm nên được Sotheby’s tổ chức từ lâu. Bởi ý nghĩa của nó khá rộng. Tôn vinh được nhiều khía cạnh trong một sự kiện.
  • Thứ nhất Sotheby’s là một Nhà đấu giá, đương nhiên họ muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của mình khắp những nơi mà sản phẩm của họ có người quan tâm.
  • Thứ hai, tranh do các nghệ sĩ Việt Nam sáng tác thì hầu hết đều do người Việt mua. Dù mua với các mục đích khác nhau như thích tranh, đầu tư, đầu cơ, quà tặng…thì vẫn phải là người có tiền. Tiền to mua tranh to, tiền nhỏ mua tranh nhỏ. Tùy theo sự hiểu biết, túi tiền và “độ máu” mà thường được hiểu nôm na là tâm lý “say tranh”.
  • Thứ ba, khi nhiều người Việt mua tranh Việt thì Sotheby’s cũng như các nhà đấu giá bán tranh Việt, thu rất nhiều lợi nhuận từ các khoản phí đấu giữa hai bên (cả mua và bán).
  • Thứ tư, các sàn đấu giá chuyên nghiệp luôn như các thước đo (có tính tham khảo) mức giá cho sáng tác của một họa sĩ. Dù điều này đôi khi không khớp lắm với thị trường nội địa. Ví dụ những bức tranh thuộc bộ tứ Nghiêm–Liên–Sáng-Phái thường không nhiều tranh thật trên sàn. Nếu có thì tranh cũng ko nhiều giá trị. Vì thế, nếu chắc chắn một tác phẩm chân bản-có giá trị thật sự của bốn họa sĩ vừa nêu nếu bán trên sàn quốc tế chắc chắn không được giá như ở quốc nội.
  • Thứ năm, sự kiện này tôn vinh được một số nhà sưu tập người Việt. Ở thị trường quốc nội, chơi tranh là cái gì đó phải “giấu đi” vì chơi tranh đồng nghĩa với giàu có. Mà ở Việt Nam khi phô phang sự giàu có thì “chết với đám đông”. Nhưng hiện nay thời thế đã khác. Chơi tranh đồng nghĩa là có một chuẩn mực văn hóa cao. Và quả thực, nhiều người giàu bước chân vào sưu tập tranh mới thấy yêu tranh chính là yêu những giá trị về văn hóa. Không những thế giá trị thụ hưởng lại ở một ngưỡng khác hẳn, liên quan đến tinh thần. Điều này thì chỉ khi say mê tranh, thấu hiểu giá trị của tác phẩm nghệ thuật, mới có thể định nghĩa được giá trị thụ hưởng. Bước cuối cùng, quyết định tất cả chính là xuống tiền…

Lê Phổ – Thiếu Nữ Vuốt Tóc

Vũ Cao Đàm – Bên Ngôi Miếu
Vậy, triển lãm của Sotheby’s tổ chức lần này tại Sài Gòn, Việt Nam; cụ thể là ở khách sạn Park Hyatt, từ ngày 11-14 tháng 7, năm 2022, 56 bức tranh trên các chất liệu sơn dầu, lụa…của bộ tứ danh họa người Việt sống ở nước ngoài Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm, Lê Thị Lựu. Tranh được mượn từ chín bộ sưu tập cá nhân trên khắp cả nước. Có thể nhận định ngay đây là một sự kiện rất hút truyền thông và người quan tâm.
Le Pho – Les Pavots – without frame
Le Pho – Maternite (Maternity)
Triển lãm “Hồn xưa bến lạ” hút truyền thông bởi những lý do sau (xin lỗi bạn đọc đôi chút vì Viet Art View gạch thứ tự nhiều lần).
  • Thứ nhất sức hút từ tên tuổi của tác giả những bức tranh là bộ tứ danh họa lừng danh.
  • Thứ hai sức hút từ chính những bức tranh. Trừ những người sưu tập, người làm môi giới nghệ thuật, một nhóm nhỏ bạn bè nhà sưu tập đã được thưởng thức vẻ đẹp “đắt giá” của những bức tranh có mức giá “búa bổ” trên sàn Sotheby’s chứ mấy người bình thường yêu nghệ thuật được chiêm ngưỡng.
  • Thứ ba, giám tuyển Ace Le hiện đang là cái tên “hot” rất hút truyền thông từ những bài viết nhận định nghệ thuật có tính chất lý luận tốt, “bắt trend”, đi đúng xu hướng đợi chờ của đám đông về hội họa-một loại hình có tiếng nói tự thân gần gũi với người yêu nghệ thuật nhất.
  • Thứ tư, một số nhà sưu tập (một số nhỏ thôi nhé) cũng sẵn lòng san sẻ tình yêu nghệ thuật của cá nhân tới mọi người. Dù rằng, để đi tới thỏa thuận “mượn tranh” để triển lãm là vô cùng khó khăn (từ các điều khoản) bởi giá trị từng bức tranh là rất lớn. Và tất nhiên, phải có chữ ký đảm bảo của giám đốc Sotheby’s (cho một số bức đặc biệt) thì tranh mới được đem tới Park Hyatt trưng bày.
  • Thứ năm, ngoài người yêu tranh, mê tranh, muốn thưởng thức tranh thì tâm lý tò mò chiếm đông nhất. Bởi chả mấy khi có sự kiện như thế này mà đi. Đám trẻ thì đặc biệt thích “check in”. Còn một số art dealer “thâm niên” thì cẩn thận ngó nghiêng xem có “vấn đề” gì từ chính những bức tranh để rồi “thầm thì, nhỏ to” râm ran trong giới “môi giới”. Nhưng trên thực tế đa phần là hoan hỉ, đón chào và chờ đợi.

Le Pho – Woman with Fan

Le Thi Luu – Fillette aux nattes avec son panier de fleurs

 

Vu Cao Dam, Le Retour (The Return)

Còn một vài nhà sưu tập cực kỳ kín tiếng khác, có thể gửi tranh triển lãm (hoặc không) thì yên lặng theo dõi…
Và cuối cùng thì Sotheby’s là người được hưởng lợi từ sự kiện triển lãm “Hồn xưa bến lạ” này nhất. Nội dung sự kiện là tôn vinh những bức tranh đắt giá của các danh họa Việt nhưng thực chất là Sotheby’s được tôn vinh không kém. Với một nhà đấu giá danh tiếng như Sotheby’s chuyên đấu các bức tranh nhiều triệu đô của các danh họa lẫy lừng thế giới thì sự kiện này quả tình là “rất vừa phải” với họ.
Nhưng với tâm lý của người Việt thì đó chính là “sự nhìn nhận, quan tâm” của thế giới đến nền hội họa vẫn còn rất ít tác phẩm đạt ngưỡng triệu đô.. mà thần sầu nhất vẫn là “Chân dung cô Phượng” của Mai Trung Thứ với mức giá 3,1 triệu usd tại Sotheby’s Hongkong tháng 4 năm 2021.
Mai Trung Thu – Lang thien
Mai Trung Thu – Le petit pêcheur du lac (Child Fishing by The Lake)
Mai Trung Thu- Hai my nu
Vũ Cao Đàm – Hai nàng Kiều – Without Frame
Vu Cao Dam – hai thieu nu
Vu Cao Dam – Les Musiciennes
Và sau sự kiện này, dư âm truyền thông sẽ còn rất lâu. Một sự kiện truyền thông thắng lợi mọi mặt trận. Ban tổ chức đã dốc hết tâm sức. Tất cả đều được ngắm nhìn, thưởng lãm những bức tranh qúy giá và đắt giá của hội họa Việt Nam.
Có một điều hơi tiếc nhưng phải khuyết một tí nó mới hay (còn để dành cho những sự kiện như thế này lần sau của Sotheby’s) bởi thiếu bức tranh đắt nhất của hội họa Việt Nam (tính đến thời điểm này).
Đó là hoa hậu thời đại “Chân dung cô Phượng” của Mai Trung Thứ.
Bài viết bởi Viet Art View
Chia sẻ:
Back to top