Logo loading

KHI CÁC BẢO TÀNG KHAI THÁC CHUYÊN GIA VỀ THỊ HIẾU ĐỂ NÂNG TẦM TRIỂN LÃM CỦA HỌ, THIẾT KẾ CỦA INDIA MAHDAVI CHO MỘT TRIỂN LÃM PIERRE BONNARD ĐÃ ĐẶT RA TIÊU CHUẨN

Mahdavi đã thiết kế bối cảnh cho triển lãm mới nhất của Phòng trưng bày Quốc gia Victoria ở Melbourne. Bên trong triển lãm ‘Pierre Bonnard: Thiết kế bởi India Mahdavi’ 2023. Được phép của Phòng trưng bày Quốc gia Victoria, Melbourne. Ảnh của Lillie Thompson. Bước vào triển lãm “Pierre Bonnard: Thiết kế bởi […]
|Viet Art View

Mahdavi đã thiết kế bối cảnh cho triển lãm mới nhất của Phòng trưng bày Quốc gia Victoria ở Melbourne.

Bên trong triển lãm ‘Pierre Bonnard: Thiết kế bởi India Mahdavi’ 2023. Được phép của Phòng trưng bày Quốc gia Victoria, Melbourne. Ảnh của Lillie Thompson.

Bước vào triển lãm “Pierre Bonnard: Thiết kế bởi India Mahdavi” của Phòng trưng bày Quốc gia Victoria có cảm giác giống như bước vào một ngôi nhà vui nhộn theo trường phái Hậu Ấn tượng, bao bọc bởi những mảng gallery rực rỡ. Triển lãm đồng tổ chức với Musée d’Orsay, gây xôn xao với một tuyển chọn đáng chú ý những bức tranh cuối thế kỷ 19 của Pierre Bonnard và những người cùng thời—tất cả đặt trong bối cảnh giống như salon đầy màu sắc do Mahdavi thiết kế.

Bên trong triển lãm ‘Pierre Bonnard: Thiết kế bởi India Mahdavi’ 2023. Được phép của Phòng trưng bày Quốc gia Victoria, Melbourne. Ảnh của Lillie Thompson.

Thông qua những đường cắt khéo léo lặp lại mô-típ cửa sổ trong các bức tranh nội thất của họa sĩ Pháp, người xem bắt gặp những khung cảnh đầy hoa văn trải rộng, xếp lớp tạo hiệu ứng choáng váng. “Toàn bộ triển lãm là về nhập vai; các nghệ sĩ Nabi muốn bạn bước vào một thế giới mà bạn có thể được bao quanh bởi nghệ thuật thay vì chỉ nhìn vào nó,” kiến trúc sư và nhà thiết kế người Pháp gốc Iran-Ai Cập từng đoạt giải thưởng cho biết. Bắt nguồn từ từ navi trong tiếng Do Thái có nghĩa là “nhà tiên tri”, Nabis—một phong trào cuối thế kỷ 19 bao gồm Bonnard—đã mở ra một kỷ nguyên mới của nghệ thuật dựa trên thiết kế, bao gồm mọi thứ từ đồ nội thất đến minh họa thương mại.

Tạo ra những môi trường nghệ thuật với hiệu ứng mạnh đã trở thành một tấm thẻ của Mahdavi. Năm 2014, cô đã được chọn dể thiết kế The Gallery at sketch London—được cho là nhà hàng mang tính biểu tượng nhất của Instagram—nơi được cô biến thành một thiên đường sang trọng màu hồng với những tác phẩm đồ họa khôi hài của nghệ sĩ người Anh David Shrigley. Bản thiết kế rất thành công, dự án ba năm của Mahdavi kéo dài tám năm và năm 2022, cô được yêu cầu thiết kế lại không gian đó, bổ sung các tác phẩm điêu khắc, mền bông và mặt nạ của nghệ sĩ người Anh gốc Nigeria, Yinka Shonibare.

The Gallery at sketch, London, 2014 Photography © Thomas Humery

Những chiếc ghế bành nhung màu kẹo của Mahdavi, nổi tiếng với bản phác thảo, là một trong những đồ nội thất của cô rải khắp triển lãm Bonnard, được khai mạc vào tháng 6 và kéo dài trong bốn tháng. “Pierre Bonnard” là triển lãm mới nhất trong series triển lãm Kiệt tác Mùa đông Melbourne của NGV [Phòng trưng bày Quốc gia Victoria], chuỗi triển lãm nhằm thu hút khách du lịch đến Melbourne trong những tháng trái mùa. Nó được tổ chức với sự hợp tác của Musée d’Orsay ở Paris, nơi lưu giữ bộ sưu tập tác phẩm lớn nhất của nghệ sĩ. Được mượn từ nhiều bộ sưu tập công cộng và tư nhân, nó có hơn 100 tác phẩm của người khổng lồ Nabi nổi tiếng với bảng màu sáng, cũng như những người cùng thời với ông, chẳng hạn như Édouard Vuillard và Félix Vallotton. Sẽ diễn ra theo trình tự thời gian, triển lãm thể hiện sự thay đổi trong chủ đề của Bonnard khi ông chuyển từ đô thị Paris vào những năm 1890, gói gọn trong các cảnh đường phố và sân khấu, đến miền Nam nước Pháp, nơi từ những năm 1920 trở đi, ông tập trung vào phong cảnh thiên nhiên và những khoảnh khắc yên tĩnh ở nhà.

Bên trong triển lãm ‘Pierre Bonnard: Thiết kế bởi India Mahdavi’ 2023. Được phép của Phòng trưng bày Quốc gia Victoria, Melbourne. Ảnh của Lillie Thompson.

Để làm cho tác phẩm của Bonnard, bao gồm hội họa, nhiếp ảnh và nghệ thuật trang trí, dễ tiếp cận hơn với người xem ở Úc, NGV đã nhờ Mahdavi để lên ý tưởng về bối cảnh của triển lãm—và quả thực, không thể phủ nhận rằng sự kết hợp này đã tạo ra một thiên đường đa sắc. Cuộc đối thoại bắt đầu từ 5 năm trước khi các nhà lãnh đạo NGV đến thăm xưởng vẽ của cô ở Paris. Khi xem danh mục cho cuộc triển lãm đột phá 2018–19 của bảo tàng, “Escher X nendo | Giữa hai thế giới,” trong đó studio thiết kế Nhật Bản nendo đáp lại tác phẩm của nghệ sĩ người Hà Lan M.C. Escher, Mahdavi ngay lập tức được truyền cảm hứng. “Đó là một sự kết hợp rất khác thường và có tư duy tiến bộ,” Mahdavi, một người ngưỡng mộ cả hai lĩnh vực sáng tạo, cho biết. “Đó là một cách mới trong đối thoại của nghệ thuật và thiết kế.”

Bên trong triển lãm ‘Pierre Bonnard: Thiết kế bởi India Mahdavi’ 2023. Được phép của Phòng trưng bày Quốc gia Victoria, Melbourne. Ảnh của Lillie Thompson.

Điều đặc biệt mới lạ đối với Mahdavi là sự pha trộn nghệ thuật và thương mại trong bối cảnh bảo tàng — gần như tất cả đồ đạc của cô trong triển lãm đều có sẵn để mua tại showroom. Trong gần một thập kỷ, các nhà đấu giá đã khai thác các nhà thiết kế nội thất để tạo ra các họa tiết nền (cả kỹ thuật số và ngoài đời thực) cho tác phẩm nghệ thuật và đồ vật mà họ muốn bán. Tuy nhiên, để một bảo tàng lớn mang đến cho một nhà thiết kế đương đại tiếng nói nổi bật như vậy (không chỉ trong bối cảnh mà ngay cả tiêu đề triển lãm thực tế) là điều táo bạo—và có thể là tương lai.

Bên trong triển lãm ‘Pierre Bonnard: Thiết kế bởi India Mahdavi’ 2023. Được phép của Phòng trưng bày Quốc gia Victoria, Melbourne. Ảnh của Lillie Thompson.

“Trong các bảo tàng lớn, đặc biệt là những bảo tàng có bộ sưu tập nghệ thuật đồ sộ từ thế kỷ 19, tôi chắc chắn [mức độ mà chúng tôi kết hợp tầm nhìn của Mahdavi] sẽ bị coi là hơi báng bổ. Nhiều bảo tàng lo lắng về sự hiện diện quá mức của người khác trong không gian của nghệ sĩ,” Miranda Wallace, Giám đốc cấp cao phụ trách các dự án triển lãm quốc tế của NGV cho biết. Có lẽ cảnh quan đang thay đổi. Mùa xuân năm nay, Bảo tàng Quốc gia Picasso-Paris đã mở một triển lãm Picasso với sự chỉ đạo nghệ thuật của nhà thiết kế người Anh Paul Smith. “Sự tự do mà chúng tôi mang lại cho India và cách cô ấy đáp ứng với Bonnard thông qua môi trường mà cô ấy tạo ra, rất phù hợp với bản chất tác phẩm của ông. Nó không phải là một sự bổ sung khiên cưỡng.”

“Giống như Bonnard, tôi luôn làm việc với ký ức về màu sắc của riêng mình,” Mahdavi chia sẻ về thời thơ ấu du cư của mình, khi cô chuyển từ “Technicolor” [sắc màu công nghệ] Mỹ đến Đức, “một thiên đường màu sắc đã mất, mọi thứ chỉ có màu đen và trắng,” đã hình thành nên gu thẩm mỹ của cô. Bởi vì Bonnard chỉ làm việc từ trí nhớ của mình (ông sẽ phác họa sau một cảnh thực tế và ghi chú nhớ lại ánh sáng trong một thời điểm cụ thể), Mahdavi đã tìm thấy nguồn cảm hứng trong “sự bóp méo hiện thực” của nghệ sĩ, được phản ánh trong bảng màu đặc biệt của ông, phối cảnh phẳng, và các cảnh kết hợp nội thất và ngoại thất từ các điểm khác nhau. “Giống như một giá trị trừu tượng đối với các bức tranh của Bonnard, triển lãm được thiết kế giống như sự trừu tượng hóa của một ngôi nhà,” Mahdavi giải thích. Kết hợp đồ nội thất của riêng cô là chiến thuật để mang lại cho các phòng trưng bày rộng lớn của NGV một qui mô giống như trong nhà. “Cứ như thể Bonnard đang mời khách vào nhà mình vậy.”

Bên trong triển lãm ‘Pierre Bonnard: Thiết kế bởi India Mahdavi’ 2023. Được phép của Phòng trưng bày Quốc gia Victoria, Melbourne. Ảnh của Lillie Thompson.

Đặc biệt là từ những năm đầu của ông, nhiều tác phẩm của Bonnard có khổ nhỏ. “Để mang lại cho ông tiếng nói lớn hơn” và thể hiện cách đặc biệt mà ông đã tạo ra “rung động thông qua hoa văn”, Mahdavi đã trích xuất các chi tiết từ giấy dán tường và thời trang trong tranh của ông, xử lý chúng bằng máy tính và thổi chúng thành phông nền cho triển lãm. “Chúng tôi muốn mọi người hiểu được sức mạnh và giá trị hiện đại trong nghệ thuật của ông,” Mahdavi nói về hiệu ứng mise en abyme [đặt vào vực thẳm]. Các thiết kế của thảm cũng bắt nguồn từ nội thất của họa sĩ. Việc sử dụng nhiều hoa văn của Mahdavi, được bổ sung bởi những bức tường thuần nhất với màu sắc sặc sỡ, cũng gợi nhớ lại những ngôi nhà với giấy dán tường vào thời của Bonnard mà không gây cảm giác cũ kỹ và ngột ngạt.

“Chúng tôi biết rằng mọi người thích những trải nghiệm nhập vai, nhưng làm cách nào để bạn tạo ra mối liên hệ có ý nghĩa giữa môi trường và tác phẩm?” Wallace nói về việc mang tác phẩm nghệ thuật lịch sử đến với khán giả mới. “Tham vọng là bạn đưa mọi người vào một cuộc hành trình về khái niệm và trí tuệ ngược thời gian, cũng như vào tầm nhìn của một nghệ sĩ về thế giới.” Với khả năng sáng tạo vô tận mà những ngôi nhà của Bonnard mang lại cho nghệ thuật của ông (chỉ riêng phòng tắm đã chiếm hàng chục bức ảnh và chân dung của vợ ông, Marthe), việc kết hợp tác phẩm của Bonnard với một nhà thiết kế nội thất đương đại là điều hợp lý; sự lựa chọn của Mahdavi táo bạo nhưng sắc sảo là điều khiến triển lãm này tránh được sự phô trương. Sử dụng rất ít thành phần kỹ thuật số một cách có chủ đích, triển lãm là lời nhắc nhở rằng có thể đạt được cảnh tượng và sự nhập vai đắm chìm mà không cần đến công nghệ lòe loẹt. Về vấn đề đó, “Pierre Bonnard” của NGV là một phản đề rất cần thiết trước xu hướng của các triển lãm dựa trên phép chiếu vô hồn như triển lãm của Klimt và van Gogh.

Bên trong triển lãm ‘Pierre Bonnard: Thiết kế bởi India Mahdavi’ 2023. Được phép của Phòng trưng bày Quốc gia Victoria, Melbourne. Ảnh của Lillie Thompson.

“Bonnard cho rằng ‘các bảo tàng chứa đầy những tác phẩm vô gia cư,’” Wallace nói. “Với cách trưng bày của India, các tác phẩm nghệ thuật của Bonnard được bắt rễ từ một mảnh đất màu mỡ và thích hợp bởi vì tất cả là về ý niệm nhìn và tận hưởng môi trường xung quanh. Niềm vui từ các chi tiết của bức tranh trở nên nổi bật và khiến chúng ta cảm thấy tươi mới.”

Đối với nhịp độ của các triển lãm có sự cộng tác bên ngoài, Wallace tin rằng giám đốc NGV Tony Ellwood “rất muốn đẩy mạnh giới hạn với những Kiệt tác Mùa đông Melbourne” rằng “chúng tôi sẽ tìm kiếm những cơ hội mà chủ đề cho phép chúng tôi thực sự ăn khớp với thiết kế vì nó là một phần cơ bản của tổ chức này.” Tuy nhiên, “có được cặp đôi phù hợp không nhất thiết phải là chuyện thường niên.”

“Là một bảo tàng, chúng tôi ngày càng gặp nhiều thách thức trong việc đa dạng hóa những gì chúng tôi cung cấp,” Wallace tiếp tục. “Nếu chúng tôi định thực hiện một triển lãm về một người châu Âu từ thế kỷ 19 hoặc 20, câu hỏi đặt ra là ‘làm thế nào chúng tôi cũng có thể đảm bảo rằng chúng tôi đang trình bày điều gì đó chưa từng được thực hiện từ 30 năm trước?’”

Nguồn: Artnet News

Lược dịch bởi Viet Art View 

 

Chia sẻ:
Back to top