Logo loading

KỶ NIỆM 77 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ (27/7/1947-27/7/2024) UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN – ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA

Theo Wikipedia: “Để chỉ đạo công tác thương binh tử sĩ trong cả nước, ngày 26 tháng 2 năm 1947, Phòng thương binh thuộc Chính trị Cục, quân đội quốc gia Việt Nam được thành lập. Đầu tháng 7 năm 1947 Ban Vận động tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc cũng được thành lập. […]
|Viet Art View
Theo Wikipedia: “Để chỉ đạo công tác thương binh tử sĩ trong cả nước, ngày 26 tháng 2 năm 1947, Phòng thương binh thuộc Chính trị Cục, quân đội quốc gia Việt Nam được thành lập. Đầu tháng 7 năm 1947 Ban Vận động tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc cũng được thành lập. Cùng thời gian này, tại xóm Bàn Cờ, thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, các đại biểu Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc, Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc, Cục Chính trị Quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã dự một cuộc họp do cục Chính trị Quân đội quốc gia Việt Nam tổ chức.
Nội dung cuộc họp là thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn ngày kỷ niệm Thương binh Liệt sĩ và bảo vệ công tác thương binh liệt sĩ. Tại cuộc họp này, theo đề nghị của đại diện Chính trị Cục quân đội Quốc gia Việt Nam, sau khi cân nhắc nhiều mặt, hội nghị nhất trí đề nghị Trung ương lấy ngày 27 tháng 7 năm 1947 làm ngày thương binh liệt sĩ – ngày toàn dân cùng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27 tháng 7 hàng năm là ngày Thương binh toàn quốc là dịp để dân chúng tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh.
Ngày 27 tháng 7 năm 1947, Ngày thương binh toàn quốc, mở đầu bằng cuộc mít tinh quan trọng đã được diễn ra tại xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (phía Việt Nam cho biết có khoảng 2.000 người tham gia). Tại đây Ban tổ chức đã cử đại diện Chính trị Cục Quân đội Quốc gia Việt Nam trịnh trọng đọc thư của Hồ Chí Minh gửi cho Ban Thường trực của Ban Tổ chức ngày thương binh toàn quốc. Hồ Chí Minh cũng đã gửi tặng một chiếc áo lụa, một tháng lương và một bữa ăn của nhân viên trong Phủ Chủ tịch.”.
… Nhân ngày kỷ niệm quan trọng của đất nước, Viet Art View trân trọng giới thiệu tác phẩm “Du kích Bắc Sơn về bản Pình”, sơn mài, 90x120cm, sáng tác năm 1957 (hiện thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam) của họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ.
Trong bài “Cảm nghĩ về những bức tranh” viết cho Đài tiếng nói Việt Nam, họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ có viết: “Giải phóng đất nước, ‘cơ hội ngàn năm có một’ như lời Bác Hồ nói đã làm tôi chú ý và theo dõi ghi chép cuộc kháng chiến chống Pháp lúc bấy giờ…”.
Xuất phát từ suy nghĩ trên, ông quyết định lập kế hoạch để xây dựng tác phẩm lớn để ghi lại dấu ấn của cuộc kháng chiến chống Pháp và để tri ân những chiến sĩ đầu tiên của Cách mạng Việt Nam – những người đã không tiếc xương máu, góp phần vào giành độc lập dân tộc năm 1945.
Ông viết: “Về Hà Nội năm 1954, thì đến năm 1955 có công tác chuẩn bị thành lập khu tự trị Việt Bắc, tôi đi Võ Nhai, Đình Cả rồi đi Ngân Sơn, Pắc Bó để lần tìm vết chân du kích Bắc Sơn, những hình ảnh đầu tiên về đội ‘Tuyên truyền giải phóng quân’ và ‘Cứu quốc quân’. Hai đội quân này đã gặp nhau ở bản Pình, bản Pài vào mùa xuân 45. Vết chân người du kích lại gợi cho tôi những hình ảnh về truyền thống xa xưa của ông cha ta đánh giặc…”.
Sau đó, họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ đã sáng tác hai bức tranh lịch sử: Bức “Du kích Bắc Sơn về bản Pình” được hoàn thành năm 1957. Còn bức “Hai đội quân gặp nhau” phải tới 15 năm sau mới hoàn thiện.
Bài viết bởi Viet Art View
Bản quyền thuộc về Viet Art View
Chia sẻ:
Back to top