Logo loading

LÊ VĂN XƯƠNG (1917-1988), “DU XUÂN”

LÊ VĂN XƯƠNG (1917-1988) “Du xuân”, 1950 Mực và màu nước trên lụa Ký tên và ghi năm ở góc dưới bên phải 25 × 38 cm Xuất xứ: Bộ sưu tập của bà Lê Y Lan, con gái của họa sĩ Những năm thập niên 1950, Hà Nội vẫn đang khá phức tạp về […]
|Viet Art View

LÊ VĂN XƯƠNG (1917-1988)
“Du xuân”, 1950
Mực và màu nước trên lụa
Ký tên và ghi năm ở góc dưới bên phải
25 × 38 cm
Xuất xứ: Bộ sưu tập của bà Lê Y Lan, con gái của họa sĩ

Những năm thập niên 1950, Hà Nội vẫn đang khá phức tạp về chiến tranh. Họa sĩ Lê Văn Xương lúc này vẫn đang ở Sài Gòn cùng gia đình. Là một nghệ sĩ tài hoa nên những tác phẩm của ông dù ở chủ đề nào vẫn đậm tính lãng mạn, đẹp và thơ mộng.

Trong hội họa Việt, tạo hình hai thiếu nữ nắm tay nhau rảo bước dạo chơi là một motif được ưa chuộng của các họa sĩ Đông Dương như Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tiến Chung, Hoàng Tích Chù, Nguyễn Văn Tỵ, Trần Phúc Duyên… Lê Văn Xương cũng yêu thích chủ đề này. Với “Du xuân”, ông đã thể hiện sự nền nã, thanh lịch trong hình dáng của hai thiếu nữ xinh đẹp đang dạo bước du xuân trong cảm xúc dịu dàng, êm ái. Dưới nét cọ điêu luyện, hoàn toàn làm chủ kỹ thuật, ngọn bút lông của ông dường như đi lướt trên mặt lụa, đôi lúc dừng lại ở vài điểm nhấn về nét để chấm phá đậm nhạt, còn tất cả đều nhẹ nhàng tựa như một cơn gió xuân nhẹ thoảng mơ hồ trong không gian. Sắc tím nhẹ nhàng, sắc vàng quý tộc của trang phục áo dài với chiếc quạt giấy cầm tay cùng chiếc nón che nghiêng đầu, hai khuôn mặt xinh đẹp, rạng rỡ đã khiến cho bức tranh thấm đẫm tính nữ tính của thiếu nữ Việt.

“Du xuân” được ông sáng tác năm 1950, gợi nhớ đến câu hát “Hà Nội ơi, hướng về thành phố xa xôi” của nhạc sĩ Hoàng Dương cũng sáng tác năm 1950. Nếu đang ở một phương xa nào đó, được ngắm “Thiếu nữ du xuân”, trong tai văng vẳng lời hát và giai điệu bài “Hướng về Hà Nội” chắc ai cũng sẽ thấy lòng đầy thương nhớ quê hương…

▪️ Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ:
Hotline Millon Việt Nam +84 706430688
Email: info@millon-vietnam.com
Chia sẻ:
Back to top