Mark Rothko, Chân dung tự họa, 1936. Sơn dầu trên toan.
© 1998 Kate Rothko Prizel & Christopher Rothko/Adagp, Paris, 2023.
Nguồn: VOGUE.
“Tôi thuộc về một thế hệ bận tâm đến hình dáng con người; nó không đáp ứng được nhu cầu của tôi. Bất cứ ai sử dụng nó đều cắt xén nó,” Mark Rothko tuyên bố vào năm 1958.
Vì vậy, có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng trên thực tế, họa sĩ theo trường phái Biểu hiện Trừu tượng đã vẽ các tác phẩm mang tính biểu hình trong gần một thập kỷ, những bức tranh này sẽ lấp đầy hai căn phòng đầu tiên của triển lãm bom tấn “Mark Rothko” tại Fondation Louis Vuitton, Paris, trưng bày khoảng 100 bức tranh. Được đồng giám tuyển bởi con trai của họa sĩ, Christopher Rothko, với Suzanne Pagé (người tổ chức triển lãm hồi tưởng cuối cùng của họa sĩ ở Pháp, tại Musée d’Art Moderne de la Ville de Paris năm 1999), triển lãm sẽ diễn ra đến hết tháng 4 năm 2024.
Tác phẩm: Xanh lục trên Xanh lam (Xanh lục và Trắng), 1956.
Sơn dầu trên toan.
© 1998 Kate Rothko Prizel & Christopher Rothko/Adagp, Paris, 2023.
Nguồn: VOGUE.
Trên thực tế, Rothko không chỉ vẽ biểu hình mà còn theo đuổi hình dáng con người. Trong những năm 1930, ông có những cảnh với điểm nhìn gần và cảnh quan đô thị, thường là nude, chịu ảnh hưởng của Milton Avery và Henri Matisse. Những tác phẩm này, tập trung vào chủ đề con người, sau đó dẫn đến phong cách Siêu thực, vui tươi có hàm ý sử thi, thần thoại Hy Lạp và Cơ đốc giáo. Christopher, con trai của họa sĩ, người trông coi di sản của cha mình, viết trong danh mục triển lãm: “Những ý tưởng của Rothko về nghệ thuật, được trình bày ngay từ những ngày đầu trong sự nghiệp của ông, là biểu hiện của một lý tưởng mà ông vẫn chưa biết cách thể hiện đầy đủ bằng hình ảnh.”
Đến năm 1940, Rothko từ bỏ việc vẽ chân dung con người và loại bỏ hoàn toàn biểu hình khỏi hoạt động của mình vào giữa những năm 1940. Các curator của ông, cho đến gần đây, phần lớn đều tránh triển lãm thời kỳ không phù hợp này. Ngay cả những tín đồ của Rothko ở Mỹ cũng chưa từng thấy tác phẩm như Vô đề (Người phụ nữ cắm hoa) (khoảng năm 1935), thuộc Phòng trưng bày Quốc gia ở Washington, D.C., nơi nó thường nằm trong các đống xếp. Bức tranh này đã được chuyển đến Fondation Louis Vuitton cùng với những ví dụ hiếm từ thời kỳ tiền trừu tượng của Rothko, bao gồm từ tài sản riêng của con họa sĩ, Christopher Rothko và Kate Rothko Prizel, chẳng hạn như tác phẩm Vô đề (Đường hầm) năm 1937 và Tiresias năm 1944.
Mark Rothko, Vô đề (Người phụ nữ cắm hoa), khoảng 1935.
Nguồn: National Gallery of Art.
Mark Rothko, Vòng xoáy chậm ở rìa biển, 1944.
© 1998 Kate Rothko Prizel & Christopher Rothko – Adagp, Paris, 2023.
Hình ảnh trong triển lãm Mark Rothko, gallery 5, tầng 1, phòng Seagram Murals Paris.
© 1998 Kate Rothko Prizel & Christopher Rothko – Adagp, Paris, 2023.
Nguồn: FONDATION LOUIS VUITTON.
Trái: Mark Rothko, Số 21, 1949.
© 1998 Kate Rothko Prizel & Christopher Rothko – Adagp, Paris, 2023.
Phải: Mark Rothko, Mây sáng, Mây sẫm, 1957.
© 1998 Kate Rothko Prizel & Christopher Rothko – Adagp, Paris, 2023.
Tuy nhiên, triển lãm cũng cho thấy điều đơn giản và cơ bản hơn: tiếp cận. “Rothko” là triển lãm hồi tưởng đầu tiên của họa sĩ tại Pháp kể từ năm 1999. Người sáng lập Fondation Louis Vuitton và CEO của tập đoàn xa xỉ LVMH, Bernard Arnault, đã đưa ra lý do: “[Rothko] vẫn còn quá ít được biết đến và thừa nhận ở Pháp và Châu Âu,” Arnault nói. “Do đó, tôi muốn Fondation sửa đổi sự bất công này, lấp đầy khoảng trống đáng tiếc phần lớn được giải thích là do sự hiện diện ít ỏi của ông trong các bảo tàng và bộ sưu tập ở đây.”
Kết quả là một biểu đồ về quá trình phát triển của chính họa sĩ, một dòng thời gian có chức năng vừa là phần giới thiệu vừa là một câu hỏi nâng cao. Lần đầu tiên ở Pháp, là việc treo nhóm tranh được gọi là tranh tường “Seagram”. Vào tháng 6 năm 1958, Rothko nhận được đơn đặt hàng cho nhà hàng Four Seasons ở Tòa nhà Seagram, trên Đại lộ Park ở New York, nhưng đến tháng 12 năm 1959, sau bất đồng tư tưởng với hướng đi cuối cùng, ông đã rút lui và giữ lại bộ 9 tác phẩm. Ông tiếp tục thực hiện tổng cộng 30 bức trong series; vào năm 1969, Rothko để lại 9 tác phẩm ban đầu cho Tate nước Anh, nơi chúng vẫn ở cho đến nay. (Chúng đến London đúng ngày ông tự sát.)
Mark Rothko, Số 14, 1960.
Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại San Francisco, Helen Crocker Russell Fund purchase.
© 1998 Kate Rothko Prizel & Christopher Rothko – Adagp, Paris, 2023.
Nguồn: FONDATION LOUIS VUITTON.
Series đó là một bước ngoặt đối với Rothko, lần đầu tiên ông có thể làm cả một căn phòng bao quanh bởi tác phẩm của mình. “Tôi luôn giữ ý định rằng nếu tôi được đưa cho một không gian khép kín mà tôi có thể bao quanh với tác phẩm của mình, nó sẽ là một hiện thực hóa giấc mơ của tôi,” ông nói. Trong những năm sau đó, “Những căn phòng Rothko” đã nảy nở trong nhiều bộ sưu tập có tác phẩm của ông: Tate Modern ở London, Phòng trưng bày Quốc gia ở Washington DC. Các curator của triển lãm tại Fondation Louis Vuitton đã thu xếp để “Phòng Rothko” từ bộ sưu tập Phillips, cũng như ở Washington DC, được cho mượn, bao gồm những ví dụ kinh điển từ 1953 đến 1957, trong đó có Đất son (Đất son, Đỏ trên Đỏ) (1954), cũng như Xanh lục và Vàng cam trên Đỏ (1956).
Mark Rothko, Đất son và Đỏ trên Đỏ, 1954.
Nguồn: The Phillips Collection.
Mark Rothko, Xanh lục và Vàng cam trên Đỏ, 1956.
Nguồn: The Phillips Collection.
Các bức tranh tường “Seagram” cũng xác định sự thay đổi trong bảng màu của Rothko: Đó là thời điểm họa sĩ sử dụng những sắc thái tối hơn, bắt đầu loạt tác phẩm “Blackforms” của ông, đẩy sâu hơn vào các màu đỏ tím, nâu và tông màu đen. Tuy nhiên, Rothko không bao giờ từ bỏ tông màu lộng lẫy xa hoa của mình. Đam mê ánh sáng trở thành sự thiếu vắng nó, có lẽ được biểu hiện rõ nhất với series “Đen và Xám” trong năm 1969 và 1970, thường được cho là phản ánh trạng thái tinh thần trầm uất của Rothko tại thời điểm đó. Những tác phẩm này một lần nữa mang lại cảm giác được đoán trước, đặc biệt khi làn sóng của chủ nghĩa Tối giản đến với nghệ thuật đương đại. Series này khép lại triển lãm, chúng được kết hợp với những tác phẩm điêu khắc biểu hình kích thước lớn của Alberto Giacometti.
Tranh Mark Rothko và điêu khắc Alberto Giacometti.
Ảnh: © 1998 Kate Rothko Prizel & Christopher Rothko;
© Succession Alberto Giacometti © Fondation Louis Vuitton / Marc Domage.
Nguồn: VOGUE.
Rothko thường nhắc lại rằng dự án nghệ thuật của ông là “để thể hiện tình trạng của con người—tính kinh ngạc của con người—trong tác phẩm. Việc tập trung vào trải nghiệm thông thường của chúng ta là viên đá thử vàng cho các tác phẩm của ông,” Christopher viết trong danh mục. Đặc biệt, họa sĩ có một niềm tin nhiệt thành rằng nghệ thuật có quyền năng tồn tại lâu dài dau khi sự hiện diện vật lý không còn nữa. Triển lãm giải thích nhu cầu của họa sĩ khi đánh vào nguyên thủy và phổ quát, ôm lấy bóng tối để tìm kiếm ánh sáng. Rothko nói một ngôn ngữ trực tiếp và sâu sắc về nhân loại, về sự tồn tại. “Một bức tranh không phải là hình ảnh về một trải nghiệm. Đó là một trải nghiệm,” ông viết trong tuyên ngôn riêng của mình, Thực tế của họa sĩ: Triết lý nghệ thuật. Thời điểm này đã chín để nhắc nhở rằng nó bao trùm triệt để bản chất con người như thế nào, thực sự, trong tổng thể của nó.
Bài viết của Julie Baumgardner
Nguồn: Artsy