Logo loading

NHỮNG TÁC PHẨM ĐÁNG CHÚ Ý TRONG PHIÊN ĐẤU “NHỮNG HUYỀN THOẠI ĐẾN TỪ TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG” NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 2024 CỦA NHÀ ĐẤU GIÁ MILLON

Mùa thu mát mẻ, dịu dàng đã vào độ chín. Hà Nội rực rỡ nắng vàng, xao xác gió heo may, bầu trời trong xanh cao vời vợi, mây trắng như bông, bồng bềnh tô điểm nền trời xanh thẳm…không khí nhẹ tênh, lòng người cũng thật mềm mại, thong thả hơn trong từng câu […]
|Viet Art View

Mùa thu mát mẻ, dịu dàng đã vào độ chín. Hà Nội rực rỡ nắng vàng, xao xác gió heo may, bầu trời trong xanh cao vời vợi, mây trắng như bông, bồng bềnh tô điểm nền trời xanh thẳm…không khí nhẹ tênh, lòng người cũng thật mềm mại, thong thả hơn trong từng câu từ, cử chỉ. Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), khu vực Hồ Hoàn Kiếm tái hiện lại nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu mang đậm dấu ấn Hà Nội như các cửa Ô, cầu Long Biên, chợ Đồng Xuân…

Và gần ngay đó là phố Ngô Quyền, nơi tọa lạc khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội (đã 123 năm tuổi) vào ngày 12 tháng 10 năm 2024, sẽ là nơi từng thuật trực tiếp phiên đấu mang tên “Những huyền thoại đến từ Trường Mỹ thuật Đông Dương” của Nhà đấu giá Millon. Đích thân ông Alexandre Millon – Chủ tịch Nhà đấu giá Millon Pháp – sẽ có mặt trong vai trò kết nối trực tiếp giữa hai đầu cầu Paris và Hà Nội. Gần 60 tác phẩm chọn lọc sẽ được đấu trong phiên (từ Pháp) đang được người yêu nghệ thuật và các nhà sưu tập mong chờ.

Ngoài những tên tuổi nghệ sĩ sống ở nước ngoài như Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm, Trần Phúc Duyên, Jean Võ Lăng, Lê Bá Đảng, Trần Văn Thọ thì trong nước bao gồm các nghệ sĩ nổi tiếng như Tô Ngọc Vân, Phạm Hậu, Nguyễn Tường Lân, Lương Xuân Nhị, Trần Bình Lộc, Tôn Thất Đào, Hoàng Lập Ngôn, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Huyến, Đinh Minh, Nguyễn Thế Khang, Nguyễn Tiến Trinh, Lưu Công Nhân, Mai Long…

NHỮNG TÁC PHẨM ĐÁNG CHÚ Ý TRONG PHIÊN ĐẤU “NHỮNG HUYỀN THOẠI ĐẾN TỪ TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG” NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 2024 CỦA NHÀ ĐẤU GIÁ MILLON

LÊ PHỔ (1907-2001) 
Món quà từ mẹ
Năm sáng tác: Khoảng 1935-1945
Chất liệu: Mực và màu trên lụa
Kích thước: 45,1 x 61 cm
Nguồn gốc: Mua tại một gallery ở Paris khoảng năm 1940. Ông nội truyền lại cho con cháu. Người cháu sang Mỹ sinh sống và mang theo bức tranh.
Ước tính: 200 000 € – 300 000 €

Trong phiên đấu, ngoài hai tác phẩm lụa tiêu điểm của Lê Phổ” – “Món quà từ mẹ”; “Quý bà và con vẹt” thuộc hàng xuất sắc trong sự nghiệp sáng tác của ông còn có những bức tranh vừa quý, vừa hiếm của các họa sĩ khác. Có thể kể đến “Thanh xuân”, lụa, 1935 của Nguyễn Tường Lân. Tác phẩm đã được Triển lãm năm 1936 tại SADEAI, Hà Nội. Với mức giá khởi điểm không thể tốt hơn. Bức tranh này có thể sẽ đạt được những bước giá cao hơn nhiều. Tác phẩm “Bến thuyền Hạ Long”, 1941, bột màu của Trần Bình Lộc sáng tác trước khi ông sang Campuchia dạy học cùng họa sĩ Nguyễn Văn Quế. Nguyễn Tường Lân và Trần Bình Lộc đều không may qua đời sớm, vì vậy tác phẩm của hai ông để lại cho hậu thế không nhiều. Việc bổ sung tên tuổi và tác phẩm của hai ông vào bộ sưu tập là điều nên cân nhắc.

NHỮNG TÁC PHẨM ĐÁNG CHÚ Ý TRONG PHIÊN ĐẤU “NHỮNG HUYỀN THOẠI ĐẾN TỪ TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG” NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 2024 CỦA NHÀ ĐẤU GIÁ MILLON

NGUYỄN TƯỜNG LÂN (1906-1946)
“Thanh xuân”, khoảng năm 1935
Mực và màu trên lụa
Ký tên NT Lan và dấu của họa sĩ phía dưới bên phải
Đóng khung kính 58,5 × 46 cm
Xuất xứ: Bộ sưu tập tư nhân Nam Mỹ
Triển lãm: SADEAI (Hiệp hội khuyến khích nghệ thuật và công nghiệp An Nam) năm 1936
Ước tính: 30 000 € – 40 000 €

NHỮNG TÁC PHẨM ĐÁNG CHÚ Ý TRONG PHIÊN ĐẤU “NHỮNG HUYỀN THOẠI ĐẾN TỪ TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG” NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 2024 CỦA NHÀ ĐẤU GIÁ MILLON

TRẦN BÌNH LỘC (1914-1941)
“Bến thuyền Hạ Long”, 1941
Bột màu trên giấy
Ký và ghi năm ở góc dưới bên phải
34 × 48,8 cm
Ước tính: 4 000 € – 6 000 €

Ngoài ra, trong phiên còn có bức “Hương mùa hạ”, 1948, màu nước, mực nho trên giấy của Phạm Hậu cũng là tác phẩm có chất liệu ít thấy của ông trên các sàn đấu giá. Tên tuổi của Nguyễn Tường Tam cũng được hiện diện với bản in khắc gỗ màu “Lời khuyên của một ni sư” với giá ước tính tốt cũng là một lựa chọn tốt. Bản tranh khắc gỗ “Hồ Chủ Tịch làm việc ở Bắc Bộ Phủ” với giá ước tính tốt cũng là sự lựa chọn làm phong phú cho sưu tập cá nhân.

NHỮNG TÁC PHẨM ĐÁNG CHÚ Ý TRONG PHIÊN ĐẤU “NHỮNG HUYỀN THOẠI ĐẾN TỪ TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG” NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 2024 CỦA NHÀ ĐẤU GIÁ MILLON

LÊ PHỔ (1907-2001)
Quý và và con vẹt. Khoảng 1938.
Mực và màu trên lụa.
Nguồn gốc: Từ Bộ sưu tập tư nhân ở Pháp. Được truyền theo dòng dõi.
Ước tính: 200 000 € – 300 000 €

Trong số giáo sư, giảng viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dường thì Joseph Inguimberty và Alix Aymé là hai nghệ sĩ thường xuyên có tranh trong các phiên đấu tranh Việt. Bức tranh “Người phụ nữ trên cánh đồng lúa”, 1928 của giáo sư Inguimberty, được sáng tác trong 3 năm đầu kể từ khi đến Việt Nam (năm 1925) là một bức tranh đẹp, khuôn khổ lớn, có giá trị. Còn bức “Cảnh chợ tại Hà Nội”, khoảng 1930, sơn dầu (được gia đình Angenot mua lại nhân dịp Hội chợ Hà Nội, rất có thể là vào năm 1938) là một trong những bức tranh sơn dầu hiếm hoi, chủ đề Hà Nội của Alix.

NHỮNG TÁC PHẨM ĐÁNG CHÚ Ý TRONG PHIÊN ĐẤU “NHỮNG HUYỀN THOẠI ĐẾN TỪ TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG” NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 2024 CỦA NHÀ ĐẤU GIÁ MILLON

JOSEPH INGUIMBERTY (1896-1971)
“Người phụ nữ trên cánh đồng lúa”, 1928
Sơn dầu trên toan
Ký và ghi năm ở góc dưới bên phải
110 × 120 cm
Xuất xứ: Bộ sưu tập tư nhân ở Pháp, truyền lại qua các thế hệ.
Ước tính: 60 000 € – 80 000 €

NHỮNG TÁC PHẨM ĐÁNG CHÚ Ý TRONG PHIÊN ĐẤU “NHỮNG HUYỀN THOẠI ĐẾN TỪ TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG” NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 2024 CỦA NHÀ ĐẤU GIÁ MILLON

ALIX AYMÉ (1894-1989)
“Cảnh chợ tại Hà Nội”, khoảng năm 1930
Sơn dầu
Ký ở góc dưới bên phải
48 × 60 cm
Xuất xứ: Bộ sưu tập tư nhân, Lyon, được gia đình Angenot mua lại nhân dịp Hội chợ Hà Nội, rất có thể là vào năm 1938
Ước tính: 40 000 € – 60 000 €

Các bức tranh tĩnh vật hoa rực rỡ,  kích thước nhỏ xinh, giá ước tính mềm mại của Lê Phổ hay chân dung thiếu nữ thanh lịch của Vũ Cao Đàm, gia đình hạnh phúc của Mai Trung Thứ hoặc bức “Bóng nước bên sông”, sơn mài của Trần Phúc Duyên, một vài lựa chọn cho tên tuổi của Lương Xuân Nhị… cũng là những tác phẩm nên được quan tâm. Bức lụa “Du xuân” mềm mại, bắt mắt của Lê Văn Xương xuất hiện năm 2016 tại Nhà đấu giá Lý Thị, nay mới xuất hiện trở lại có lẽ cũng sẽ được người yêu nghệ thuật dành ưu ái.

NHỮNG TÁC PHẨM ĐÁNG CHÚ Ý TRONG PHIÊN ĐẤU “NHỮNG HUYỀN THOẠI ĐẾN TỪ TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG” NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 2024 CỦA NHÀ ĐẤU GIÁ MILLON

MAI TRUNG THỨ (1906-1980)
“Chiêm ngưỡng”, 1956
Mực và màu trên lụa
Ký, đóng dấu và ghi năm ở góc dưới bên phải
20 × 18 cm
Xuất xứ: Được Jean Widhoff, trung úy trong quân đội Pháp và doanh nhân, mua vào những năm 1950 trên thị trường nghệ thuật Paris; Truyền lại qua các thế hệ.
Ước tính: 40 000 € – 60 000 €

NHỮNG TÁC PHẨM ĐÁNG CHÚ Ý TRONG PHIÊN ĐẤU “NHỮNG HUYỀN THOẠI ĐẾN TỪ TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG” NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 2024 CỦA NHÀ ĐẤU GIÁ MILLON

VŨ CAO ĐÀM (1908-2000)
“Khăn choàng hồng”, khoảng năm 1950
Mực và màu nước trên lụa, bồi trên bìa
Ký ở góc dưới bên phải
33,5 × 24 cm
Ước tính: 60 000 € – 80 000 €

NHỮNG TÁC PHẨM ĐÁNG CHÚ Ý TRONG PHIÊN ĐẤU “NHỮNG HUYỀN THOẠI ĐẾN TỪ TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG” NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 2024 CỦA NHÀ ĐẤU GIÁ MILLON

TRẦN PHÚC DUYÊN (1923-1993)
“Bóng nước bên sông”, 1954
Bộ năm tấm sơn mài
97 × 163 cm
Ước tính: 100 000 € – 150 000 €

Về cơ bản, trong các phiên đấu quốc tế tranh Việt, các tác phẩm của Nguyễn Tư Nghiêm thường được “cân lên đặt xuống” bởi nhà sưu tập phải cân nhắc nhiều “tính chân bản”. Còn ở phiên đấu này của Millon, bức “Thiếu nữ”, sơn mài của Nguyễn Tư Nghiêm đã được in trong hai cuốn sách 1997, 2005 – thời điểm họa sĩ còn đang sống là một minh chứng tốt cho tính chân bản. Mức giá ước tính tốt cũng là điểm hấp dẫn. Hy vọng, tranh sẽ thuộc về một sưu tập tốt.

NHỮNG TÁC PHẨM ĐÁNG CHÚ Ý TRONG PHIÊN ĐẤU “NHỮNG HUYỀN THOẠI ĐẾN TỪ TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG” NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 2024 CỦA NHÀ ĐẤU GIÁ MILLON

NGUYỄN TƯ NGHIÊM (1918-2016)
“Thiếu nữ”
Sơn mài
67 × 50 cm
Xuất xứ: Tác phẩm thuộc một gia đình nghệ sĩ tại Hà Nội, được truyền lại cho con cháu; Đã in sách “Các họa sĩ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương” của tác giả Quang Phòng, NXBMT năm 1997; In sách “Hội họa sơn mài Việt Nam”, NXBMT năm 2005.
Ước tính: 50 000 € – 60 000 €

NHỮNG TÁC PHẨM ĐÁNG CHÚ Ý TRONG PHIÊN ĐẤU “NHỮNG HUYỀN THOẠI ĐẾN TỪ TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG” NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 2024 CỦA NHÀ ĐẤU GIÁ MILLON

LÊ VĂN XƯƠNG (1917-1988)
“Du xuân”, 1950
Mực và màu nước trên lụa
Ký tên và ghi năm ở góc dưới bên phải
25 × 38 cm
Xuất xứ: Bộ sưu tập của bà Lê Y Lan, con gái của họa sĩ
Ước tính: 15 000 € – 20 000 €

Thời điểm này đang “giữa mùa đấu giá” trên toàn thế giới, các phiên chuyên đề về Nghệ thuật Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng diễn ra liên tục trong các tháng 9,10 và 11. Các giao dịch bùng nổ bất ngờ phải đến từ chính độ đẹp, độ hiếm, quý của tác phẩm. Đây là thời điểm “cân não” cho Nhà đấu giá khi tổ chức các phiên đấu. Tổ chức nào có uy tín sẽ nhận được nhiều ủy thác các tác phẩm quý, hấp dẫn được các nhà sưu tập. Việc tổ chức phiên chuyên nghiệp, giới thiệu nội dung tác phẩm với các nghiên cứu tỉ mỉ, phong phú các hình thức thể hiện, kết hợp với truy xuất nguồn gốc xuất xứ rõ ràng là những điểm cộng cho phiên đấu.

Và chúng ta cùng chờ phiên đấu ngày 12 tháng 10 của Millon với những kết quả tốt.

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ:

  • Ta Hsi CHANG
  • tchang@millon.com
  • +33 1 47 27 93 29

Hotline Millon Việt Nam +84 706430688

Email: info@millon-vietnam.com

Bài viết bởi Viet Art View

Chia sẻ:
Back to top