Logo loading

SỰ KIỆN: PHIÊN ĐẤU GIÁ “HỌA SĨ CHÂU Á” LẦN THỨ 40 – ĐÔNG DƯƠNG TRONG THẾ KỶ XX

Thứ năm ngày 30 tháng 11 năm 2023, 14h30, Neuilly-sur-Seine Kể từ năm 2014, khoảng 1000 tác phẩm liên quan đến nghệ thuật hiện đại châu Á đã được bán tại Aguttes, trong đó có gần 150 tác phẩm của Lê Phổ, hơn 115 tác phẩm của Mai Trung Thứ và gần 100 tác phẩm […]
|Viet Art View

Thứ năm ngày 30 tháng 11 năm 2023, 14h30, Neuilly-sur-Seine

Kể từ năm 2014, khoảng 1000 tác phẩm liên quan đến nghệ thuật hiện đại châu Á đã được bán tại Aguttes, trong đó có gần 150 tác phẩm của Lê Phổ, hơn 115 tác phẩm của Mai Trung Thứ và gần 100 tác phẩm của Vũ Cao Đàm.

Vào ngày 30 tháng 11 năm 2023 tới đây sẽ diễn ra phiên đấu giá lần thứ 40 về nghệ thuật hiện đại châu Á. Buổi đấu giá sẽ đem đến tuyển tập các tác phẩm tiêu biểu cho sự canh tân của nghệ thuật hiện đại Việt Nam vào đầu thế kỷ XX và phác họa một bức tranh toàn cảnh về các kỹ thuật được nghiên cứu tại Trường Mỹ thuật Đông Dương. Tiếp theo, vào ngày 18 tháng 12 năm 2023, sẽ có một chương dành riêng cho nghệ thuật hiện đại Trung Quốc, nổi bật với những tác phẩm tuyệt vời của Sanyu.

ALIX AYME: NGHỆ SĨ DÂN TỘC HỌC
Alix Hava, được biết đến nhiều hơn với tên gọi sau khi kết hôn là Alix Aymé, sinh ngày 21 tháng 3 năm 1894 tại Marseille. Ở Paris, bà theo học họa sĩ George Desvallières rồi sau đó là Maurice Denis, người bạn tâm giao qua thư đã đồng hành và trợ giúp bà rất nhiều trong suốt sự nghiệp của mình. Chính trong chuyến tháp tùng chồng, ông Paul de Fautereau-Vassel – được bổ nhiệm làm giáo sư tại Thượng Hải, đã nhen nhóm trong bà niềm đam mê với lục địa châu Á. Hai vợ chồng chuyển đến sống tại Hà Nội năm 1921.

Bà trở nên gắn bó với Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nơi bà giảng dạy vào năm 1935 và 1936 tại Hà Nội. Bà tập trung vào vẽ tranh lụa và đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển giảng dạy nghệ thuật sơn mài cùng với Joseph Inguimberty. Các tác phẩm của bà thường tập trung vào chủ đề tình mẫu tử, với mẫu vẽ là người Việt Nam, bao gồm cả những cô gái trẻ mà bà quen biết và những người con trai của mình.

Alix Aymé trở lại Paris vào năm 1945. Sau đó, bà nhận được đơn đặt hàng vẽ tranh sơn mài khổ lớn dành cho tàu Antilles và tổ chức nhiều cuộc triển lãm tại Paris, tỉnh lị, cũng như tại Maroc và Ý. Bà còn được biết đến với công trình trang trí căn hộ của Bảo Đại. Là một người bạn của Foujita và gia đình Saint-Exupéry, bà thường lui tới với giới tri thức, học giả và nghệ sĩ Paris, nơi bà có thể thể hiện tinh thần cởi mở, sôi nổi, tự do và ham học hỏi của mình.

ALIX AYMÉ (1894-1989)
‘Michel mặc áo sơ mi trắng’
Màu keo trên toan, ký tên ở góc dưới bên phải 65 × 49,5 cm
Xuất xứ: Bộ sưu tập tư nhân, Paris (được mua vào năm 1991 và được bảo quản từ đó)

 

ALIX AYMÉ (1894-1989)
‘Người mẹ trẻ và con gái’, Sơn mài thếp vàng
46 × 36 cm
Xuất xứ: Bộ sưu tập tư nhân, Paris

 

ALIX AYMÉ (1894-1989)
‘Tranh tĩnh vật hoa quả’, khoảng 1935, màu keo trên lụa
Xuất xứ: Bộ sưu tập tư nhân, Đông Nam nước Pháp (mua lại từ tác giả và để lại cho đời sau)
Triển lãm 2022 – 2023, “Những nữ nghệ sĩ du hành, tiếng gọi phương xa (1880-1944)”,
Palais Lumière, Évian-les-Bains (11 tháng 12 năm 2022 – 21 tháng 5 năm 2023)
sau đó là Bảo tàng Pont-Aven (24 tháng 6 – 5 tháng 11 năm 2023)

 

LÊ PHỔ: HỌA SĨ CỦA PHÁI ĐẸP
Được coi là một trong những nghệ sĩ tiêu biểu của nghệ thuật hiện đại Việt Nam, Lê Phổ sinh năm 1907 tại tỉnh Hà Tây trong một gia đình quan lại danh giá, cha ông là Kinh lược sứ Bắc kỳ. Ông nhanh chóng được Victor Tardieu, hiệu trưởng và người sáng lập trường, chú ý và giữ mối quan hệ thân thiết cho đến cuối đời. Năm 1931, ông đến Pháp để tham dự Triển lãm Thuộc địa Quốc tế. Ông quyết định ở lại Paris một năm để theo học tại Trường Đại học Mỹ thuật, sau đó thực hiện nhiều chuyến du lịch châu Âu. Sau một thời gian ngắn trở lại Hà Nội vào giữa thập niên 1930, ông quyết định định cư tại Pháp vào năm 1937 và nhanh chóng trở nên nổi tiếng.

Sau nhiều cuộc triển lãm với Romanet, Lê Phổ đã được ông chủ phòng tranh Wally Findlay liên hệ với mong muốn đặt hàng cho khách tại Mỹ vào năm 1963. Các tác phẩm của ông trở nên rực rỡ hơn, được sáng tác ở định dạng lớn hơn, như một lời tri ân tới họa sĩ Matisse, người mà Lê Phổ rất ngưỡng mộ. Một nguồn năng lượng mới như tỏa ra từ những nét vẽ, những bảng màu của ông. Hình ảnh người phụ nữ và đứa trẻ trong một khu vườn đầy hoa và lá là chủ đề thường thấy trong các tác phẩm của Lê Phổ, và là chủ đề được sáng tác nhiều nhất trong giai đoạn này. Di sản của Pierre Bonnard và Henri Matisse có vai trò quan trọng trong sự nghiệp của ông.

LÊ PHỔ (1907-2001)
‘Bức thư’, Sơn dầu trên toan, chữ ký ở góc dưới bên trái, tiêu đề ở mặt sau tranh, 74 × 92 cm
Giấy chứng nhận tác phẩm có trong danh mục tổng hợp của nghệ sĩ đang được
Charlotte Aguttes-Reynier chuẩn bị cho Hiệp hội các Nghệ sĩ châu Á tại Paris sẽ được trao tới tay người mua.
Xuất xứ: Wally F Galleries, New York; Bộ sưu tập tư nhân;
Phiên đấu giá tại Christie’s, 1998, Singapore;
Bộ sưu tập tư nhân, Singapore (mua từ phiên đấu giá năm 1998)

 

LÊ PHỔ (1907-2001)
‘Hoa’, Sơn dầu trên toan,
Chữ ký ở góc dưới bên trái, 101 × 65.5 cm
Xuất xứ: Wally F Galleries, New York, Inv. no. 42266
Bộ sưu tập tư nhân, Mỹ (mua lại từ chủ sở hữu trước);
Bộ sưu tập tư nhân

 

LÊ PHỔ (1907-2001)
‘Tình mẫu tử’, khoảng 1960, Sơn dầu và bột màu trên lụa,
Chữ ký ở góc dưới bên phải, 81 × 50,5 cm
Giấy chứng nhận tác phẩm có trong danh mục tổng hợp của nghệ sĩ đang được
Charlotte Aguttes-Reynier chuẩn bị cho Hiệp hội các Nghệ sĩ châu Á tại Paris
sẽ được trao tới tay người mua.
Xuất xứ: Phòng tranh Romanet; Bộ sưu tập tư nhân
của một nhà công nghiệp miền Bắc nước Pháp;
Bộ sưu tập tư nhân, Paris và vùng lân cận; Được thừa kế từ chủ sở hữu trước

MAI TRUNG THỨ: HỌA SĨ CỦA CUỘC SỐNG THƯỜNG NHẬT
Mai Trung Thứ, sinh năm 1906 tại An Dương, Kiến An cũ, nay là Hải Phòng, là một sinh viên khóa đầu tiên tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, được thành lập và điều hành bởi họa sĩ Victor Tardieu. Được mời tham gia Triển lãm thuộc địa năm 1931, Mai Trung Thứ đã khám phá đất nước Pháp và quyết định định cư tại đây vào cuối những năm 30, và ở lại cho đến cuối đời. Mặc dù bị ảnh hưởng mạnh mẽ về nghệ thuật do Victor Tardieu và Joseph Inguimberty giảng dạy, Mai Trung Thứ vẫn giữ được bản sắc Việt Nam sâu đậm nhất so với các bạn cùng lớp. Ông tập trung vào kỹ thuật vẽ bằng bột màu hoặc mực trên lụa, những phương pháp đặc trưng của châu Á, giúp ông phát triển loại hình nghệ thuật giàu sắc thái của nghệ thuật truyền thống Trung Quốc và Việt Nam.

Được biết đến là một người yêu âm nhạc, đối với Mai Trung Thứ, một trong số những chủ đề yêu thích của ông là chủ đề thể hiện những khoảnh khắc thoáng qua và được lý tưởng hóa, những sáng tác mang thuộc tính âm nhạc cùng hình ảnh những thiếu nữ Việt Nam xinh đẹp đang thư giãn trong những phong cảnh bình dị. Ông cũng thích vẽ về hình ảnh gia đình yên bình, và mong muốn, thông qua các tác phẩm của mình, truyền tải quan niệm về vẻ đẹp tình thân gia đình, sự trao truyền kiến thức giữa các thế hệ, sự hiểu biết của người mẹ hoặc ông bà khi dạy dỗ con trẻ…

MAI TRUNG THỨ (1906-1980), ‘Cousette’, 1954
Mực và màu trên lụa, ký và ghi thời gian ở phía dưới bên trái,
tiêu đề, ký và ghi thời gian phía sau.
Trong khung gốc được thực hiện bởi họa sĩ.
Một chứng nhận về việc bao gồm vào catalogue raisonné của nghệ sĩ
hiện đang được chuẩn bị bởi Charlotte Aguttes-Reynier
cho Hội Nghệ sĩ Châu Á tại Paris sẽ được trao cho người mua.
Xuất xứ: Sưu tập tư nhân, Đông Nam Pháp

 

MAI TRUNG THỨ (1906-1980), ‘Cây sáo’, 1942, Mực và màu trên lụa,
Ký và ghi thời gian phía dưới bên phải,
Ký, tiêu đề và đánh số phía sau, 45 × 25,8 cm
Một chứng nhận về việc bao gồm vào catalogue raisonné của nghệ sĩ
hiện đang được chuẩn bị bởi Charlotte Aguttes-Reynier
cho Hội Nghệ sĩ Châu Á tại Paris sẽ được trao cho người mua.
Xuất xứ: Sưu tập tư nhân, São Paulo, Brasil
(được mua tại Pháp trong khoảng 1940-1960 và được chuyển nhượng qua thế hệ)

 

MAI TRUNG THỨ (1906-1980), ‘Cơn gió lớn’, 1978, Mực và màu trên lụa,
Chữ ký và thời gian sáng tác ở góc dưới bên trái.
Khung tranh nguyên bản do họa sĩ chế tác, 60,6 × 38 cm
Giấy chứng nhận tác phẩm có trong danh mục tổng hợp của nghệ sĩ đang được Charlotte Aguttes-Reynier chuẩn bị cho
Hiệp hội các Nghệ sĩ châu Á tại Paris sẽ được trao tới tay người mua.
Xuất xứ: Phòng tranh Apesteguy, Deauville; Bộ sưu tập tư nhân (mua lại từ chủ sở hữu trước những năm 1980);
Bộ sưu tập tư nhân, Đông Nam nước Pháp (quà tặng từ chủ sở hữu trước, 1998)

 

VŨ CAO ĐÀM: NHÀ ĐIÊU KHẮC VÀ HỌA SĨ
Vũ Cao Đàm, sinh năm 1908 tại Hà Nội, lớn lên trong môi trường văn hóa Pháp. Ông theo học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1926, nơi ông học vẽ, hội họa và điêu khắc dưới sự giảng dạy của Victor Tardieu, người sáng lập trường, và Joseph Inguimberty.

Tốt nghiệp năm 1931, ông nhận được học bổng để tiếp tục học tập tại Pháp. Sau khi trưng bày các tác phẩm điêu khắc của mình tại Triển lãm thuộc địa quốc tế năm 1931, ông quyết định tới Pháp định cư. Tại đây, ông tiếp tục phát triển sự nghiệp nghệ thuật của mình, tiếp xúc với nhiều tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ châu Âu lớn như của Renoir, Van Gogh, Bonnard, Matisse, cũng như các tác phẩm của Rodin, Despiau và Giacometti, những người đã truyền niềm cảm hứng đặc biệt cho ông. Ông cũng bị ảnh hưởng bởi các phong trào tiên phong phương Tây như trường phái Fôvit và trường phái Paris, được thể hiện rõ qua các tác phẩm của ông.

Ngày nay, Vũ Cao Đàm được coi là một trong những họa sĩ và nhà điêu khắc Việt Nam vĩ đại nhất thời đại của ông, và các bức tranh của ông là một phần của bộ sưu tập vĩnh viễn của nhiều bảo tàng trên thế giới, bao gồm cả bảo tàng Quai Branly ở Paris.

VŨ CAO ĐÀM (1908-2000), ‘Chiếc vòng ngọc’, 1965,
Sơn dầu trên toan, chữ ký và thời gian sáng tác ở góc dưới bên phải, 55,5 × 46 cm
Giấy chứng nhận tác phẩm có trong danh mục tổng hợp của nghệ sĩ
đang được Charlotte Aguttes-Reynier chuẩn bị cho Hiệp hội các Nghệ sĩ châu Á tại Paris sẽ được trao tới tay người mua.
Xuất xứ: Bộ sưu tập của ông Maurice Brasseur, chính trị gia người Bỉ, giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ năm 1950, sau đó là Bộ trưởng bộ Ngoại giao năm 1961.
Maurice Brasseur đã gặp gỡ nghệ sĩ trong những năm 1965 tại St-Paul-de-Vence và đã hỗ trợ ông
bằng cách mua rất nhiều các tác phẩm của ông và mời ông tổ chức một cuộc triển lãm tại Vresse-sur-Semmois (Bỉ);
Bộ sưu tập cá nhân, Bỉ (tài sản thừa kế từ chủ sở hữu trước)

 

VŨ CAO ĐÀM (1908-2000), ‘Thiếu nữ’, Đồng patin xanh, ký tên phía sau.
Bản thử nghiệm của nghệ sĩ, đánh dấu EA và có dấu của nhà đúc Valsuani trên đế,
Kích thước: 25 × 11,5 × 10 cm
Giấy chứng nhận tác phẩm có trong danh mục tổng hợp của nghệ sĩ đang được
Charlotte Aguttes-Reynier chuẩn bị cho Hiệp hội các Nghệ sĩ châu Á tại Paris sẽ được trao tới tay người mua.
Xuất xứ: Bộ sưu tập tư nhân, Pháp (mua lại từ nghệ sĩ); Bộ sưu tập của Bà D. (dành cho người thừa kế)

 

VŨ CAO ĐÀM (1908-2000), ‘Thần thánh’, 1992,
Sơn dầu trên toan, chữ ký và thời gian sáng tác ở góc dưới bên phải
65 × 54 cm
Giấy chứng nhận tác phẩm có trong danh mục tổng hợp của nghệ sĩ đang được
Charlotte Aguttes-Reynier chuẩn bị cho Hiệp hội các Nghệ sĩ châu Á tại Paris sẽ được trao tới tay người mua.
Xuất xứ: Bộ sưu tập tư nhân, Đức

 

Lịch sử phát triển của một nghệ thuật độc đáo: Sơn mài
Nghệ thuật sơn mài tại Việt Nam là một loại hình nghệ thuật quan trọng, không thể tách rời khỏi lịch sử văn hóa của đất nước. Sơn mài là nghệ thuật truyền thống tiêu biểu, rực rỡ trên trường quốc tế và giúp cho Việt Nam trở thành một thành trì của kỹ thuật cổ xưa này. Mặc dù ra đời từ thế kỷ XV, nhưng để nghệ thuật sơn mài phát triển mạnh mẽ như hiện nay là nhờ vào công khởi xướng của Joseph Inguimberty tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nơi ông đã giới thiệu các khóa học về sơn mài từ năm 1927.

Với sự hỗ trợ của Alix Aymé, một họa sĩ tự do và tài năng, họ đã làm phong phú thêm việc sử dụng màu sắc. Sơn mài truyền thống chỉ sử dụng các màu đỏ, đen, nâu cùng bạc và vàng. Nhờ việc đưa vào các chất liệu mới như vỏ trứng, sulfua cadmium, hay chrôm oxit, những màu sắc khác như trắng, vàng, hoặc xanh lá cũng xuất hiện. Sự đổi mới sáng tạo không ngừng phát triển đã giúp các nghệ sĩ châu Á áp dụng kỹ thuật này ngang hàng với hội họa phương Tây.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG, KHOẢNG 1940-50
‘Thuyền buồm trên vịnh’, Sơn mài thếp vàng, bạc và khảm trai,
đóng dấu “XN MY NGHE V.N HANOÏ” phía sau.
Bức bình phong gồm 4 tấm. Tổng kích thước: 100 × 157,9 cm. Chiều cao: 100 cm.
Chiều rộng của mỗi tấm: 39,5 + 39,4 + 39,5 + 39,5 cm.
Xuất xứ: Bộ sưu tập tư nhân, Paris và vùng lân cận

 

Các buổi bán đấu giá sắp tới của HỌA SĨ CHÂU Á:
[41] – Thứ Hai, ngày 18 tháng 12 năm 2023. Nghệ thuật Trung Quốc hiện đại

SANYU (1895-1966), ‘Người phụ nữ mặc váy xám’, 1920-30
Màu nước và mực trên giấy, ký tên ở góc dưới bên trái, 30,5 × 42,5 cm
Xuất xứ: Bộ sưu tập Nieszawer-Princ, Paris; Đấu giá Boscher-Flobert-Lasseron,
Paris, ngày 25 tháng 6 năm 2007, lot 136; Bộ sưu tập tư nhân, Paris; Thư viện Sanyu,
Catalog Raisonné: Bản vẽ và Màu nước. Rita Wong.
Quỹ Văn hóa và Giáo dục, Li-Ching, 2014, tái hiện trên trang 190, tham khảo W64 (kích thước 28 × 40 cm).

[42] – Thứ Năm, ngày 7 tháng 3 năm 2024
Để biết thêm thông tin, xin liên hệ:
Chuyên gia về các Họa sĩ châu Á
Charlotte Aguttes-Reynier
+33 1 41 92 06 49 – reynier@aguttes.com

NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI ĐÔNG DƯƠNG, TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG, TÁC GIẢ CHARLOTTE AGUTTES-REYNIER
Phát hành: ngày mùng 6 tháng 12 năm 2023
Để chuẩn bị chào mừng kỷ niệm một trăm năm thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Charlotte Aguttes-Reynier, thông qua 432 trang sách, đã nói về những đóng góp của ngôi Trường tới Lịch sử Nghệ thuật quốc tế, và chia sẻ thành quả sau mười năm kinh nghiệm nghiên cứu và chuyên môn của bà về nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Trong cùng một tác phẩm, chuyên gia trong lĩnh vực nghệ thuật hiện đại châu Á đã viết về những nhân vật chính của trường trong giai đoạn nổi bật từ năm 1925 đến năm 1945, đến những cuộc triển lãm được tổ chức tại Hà Nội, Sài Gòn hay Paris và sự đón nhận của giới phê bình nghệ thuật. 250 hình ảnh minh họa, 28 tiểu sử của các sinh viên và giáo viên cùng nhiều tài liệu lưu trữ trở thành nòng cốt cho những luận điểm của bà. Tác giả cũng mở cho chúng ta cánh cửa dẫn tới nhiều bộ sưu tập tư nhân và bảo tàng…

Giá (đã bao gồm thuế): 75 €
Mô tả:
Bìa: Bìa bồi cứng
Số trang: 432
Hình ảnh minh họa: 250
Kích thước: 22 × 32 cm
Ngôn ngữ: Tam ngữ tiếng Pháp-tiếng Anh-tiếng Việt
Mã sản phẩm: 9782382031315
Nhà xuất bản: In Fine éditions d’art

Nguồn: Aguttes

Chia sẻ:
Back to top