Phiên đấu giá công khai Họa sĩ Châu Á, các Tác phẩm quan trọng [38] và Nghệ thuật Châu Á
Tiên phong trên thị trường các nghệ sĩ đến từ Châu Á, Aguttes sẽ tổ chức tại Neuilly-sur-Seine, Tuần lễ Châu Á lần thứ 2 của năm nay, từ ngày 23 tháng 5 tới ngày mùng 2 tháng 6 năm 2023. Phiên đấu giá Nghệ thuật Châu Á được tổ chức vào ngày mùng 1 tháng 6 năm 2023 và phiên đấu giá với chủ đề Họa sĩ Châu Á, các tác phẩm quan trọng sẽ được tổ chức vào ngày hôm sau, tức mùng 2 tháng 6, sau 10 ngày triển lãm.
« Mối bận tâm hàng đầu của chúng tôi là bảo vệ quyền lợi của người bán đấu giá và người mua đấu giá. Các Tuần lễ Châu Á được tổ chức giúp cho người mua và người bán được trải nghiệm, thông qua việc mua bán tài sản, một dịch vụ theo yêu cầu, được thực hiện những giao dịch có giá trị cao một cách thoải mái và an toàn trong một phiên đấu giá tổ chức gần nơi họ sống. Với kinh nghiệm nhiều năm của chúng tôi trong lĩnh vực này, các khách hàng quốc tế có thể tiếp cận những tác phẩm phù hợp với yêu cầu và thời gian biểu của họ. Khách hàng tin tưởng công việc của chúng tôi và những kỷ lục thế giới mà chúng tôi đạt được tại Paris là minh chứng rõ ràng nhất cho chất lượng dịch vụ mà chúng tôi cung cấp. » — Charlotte Aguttes-Reynier, chuyên gia
Từ ngày 23 tháng 5 tới ngày mùng 2 tháng 6 năm 2023, Aguttes tổ chức Tuần lễ Châu Á lần thứ hai của năm nay. Là nhà đấu giá duy nhất trên thế giới chuyên về thị trường các họa sĩ được hưởng song song hai nền giáo dục châu Á và châu Âu vào đầu thế kỷ 20, Aguttes một lần nữa góp phần vào việc đưa ra ánh sáng những nghệ sĩ theo học tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội. Phiên đấu giá lần thứ 38 về Họa sĩ Châu Á, các Tác phẩm Quan trọng vinh danh những khóa đầu tiên của trường được dẫn dắt bởi Inguimberty, Jonchère, Alix Aymé, dưới sự điều hành của Victor Tardieu như Lê Phổ, Mai Trung Thứ hay Vũ Cao Đàm.
Họa sĩ Châu Á, các Tác phẩm Quan trọng ngày mùng 2 tháng 6 năm 2023
Một tác phẩm đầu thời kỳ tượng hình của Lê Phổ
Được thực hiện trong một thời kỳ bản lề, giữa Triển lãm Quốc tế năm 1931 và thời điểm ông chuyển đến Pháp định cư năm 1937, Thiếu phụ bên ban công đánh dấu giai đoạn đầu trong phong cách tượng hình của Lê Phổ.
LÊ PHỔ (1907-2001). Thiếu phụ bên ban công, khoảng 1935. Mực và màu trên lụa, ký tên ở góc trên bên trái. 29,5×22,8 cm.
Xuất xứ: Bộ sưu tập tư nhân của một người Pháp từng giữ một vị trí quan trọng tại Đông Dương (mua lại trực tiếp từ họa sĩ đầu những năm 1930 tại Hà Nội). Sau đó được thế hệ sau thừa kế, Pháp.
Hình ảnh người thiếu phụ, trẻ trung và thanh lịch, luôn là nguồn cảm hứng cho nghệ sĩ. Bảng màu được sử dụng làm nổi bật phong cách Viễn Đông trong tranh của ông: trên phông nền màu tối, những điểm nhấn mang sắc lam và đỏ được tô điểm thêm. Với những nét bút điêu luyện, hình ảnh chiếc ban công minh họa cho kỹ thuật vẽ phối cảnh xa gần trong khi tấm khăn choàng lại thể hiện kỹ thuật thể hiện sự chuyển động trong tranh của ông. Họa sĩ, tốt nghiệp cùng khóa tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cùng một tên tuổi lớn khác – Mai Trung Thứ, mang lại sự quan tâm đặc biệt của công chúng trong mỗi phiên đấu. Ông hướng đến sự hoàn hảo trong các tác phẩm của mình, nhờ thụ hưởng sự giảng dạy kết hợp giữa truyền thống mỹ thuật phương Đông và phương Tây.
Mai Trung Thứ, người họa sĩ chuyên sáng tác về đề tài phụ nữ
Mai Trung Thứ quyết định đến Pháp sinh sống vào cuối những năm 1930. 37 phiên đấu giá tổ chức bởi Aguttes đã góp phần đưa ra ánh sáng các tác phẩm của ông, từng được giữ kín trong một khoảng thời gian dài. Họa sĩ đã gây được tiếng vang lớn đối với những nhà sưu tập quốc tế. Vẽ về những thiếu nữ, những người mẹ hay phối cảnh ngoài trời, Mai Trung Thứ vinh danh vẻ đẹp người phụ nữ quê hương khi hình tượng người phụ nữ đã trở thành một trong những chủ đề sáng tác yêu thích nhất của ông.
MAI TRUNG THỨ (1906-1980). Mẹ và con, 1942.
Mực và màu trên lụa, chữ ký và ngày tháng sáng tác ở góc dưới bên trái. 32,2×22,7 cm. Khung tranh nguyên bản được họa sĩ chế tác.
Từ bỏ chất liệu sơn dầu thuở ban đầu, Mai Trung Thứ khám phá hội họa trên lụa, và ông nhanh chóng nắm vững kỹ thuật này. Ông làm tranh trở nên mềm mại bằng cách rửa liên tiếp. Trong các tác phẩm của mình, họa sĩ mô tả những nhân vật nữ qua góc nhìn hơi hoài cổ về một quá khứ lý tưởng hóa.
Vũ Cao Đàm, nghệ sĩ nổi bật của khóa I, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
Nghệ sĩ nổi bật nhất của khóa đầu tiên, khoa Điêu khắc trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Vũ Cao Đàm bắt đầu sử dụng sơn dầu như chất liệu sáng tác yêu thích nhất của ông kể từ cuối những năm 1950. Ông lấy cảm hứng từ nhiều chủ đề khác nhau, trong số đó có Thiền định. Nếu như hình ảnh thần thánh này được khắc họa qua nhiều tác phẩm, các tông màu được sử dụng lại có khác biệt lớn.
VŨ CAO ĐÀM (1908-2000). Thần thánh, 1981. Sơn dầu trên toan, tên và ngày sáng tác ở góc dưới bên phải, tiêu đề tại mặt sau. 73,5×60 cm.
Xuất xứ: Wally Findlay Galleries, New York; Bộ sưu tập tư nhân, Pháp.
Trong bức Thần thánh được sáng tác vào năm 1981, trang phục của thiền sư mang một màu vàng tinh tế, nổi bật trên sắc đỏ của phông nền. Bậc thầy sử dụng sắc màu, Vũ Cao Đàm rất chú trọng tới bố cục tác phẩm và thổi hồn vào những nét vẽ đầy tính hiện đại.
Alix Aymé, giảng viên nữ duy nhất tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
Alix Aymé đã sống tại Châu Á hơn 25 năm và quen biết rất nhiều những nghệ sĩ được đào tạo vào giai đoạn này. Bà thường xuyên phác họa cuộc sống thường nhật ở Đông Dương, và những cuốn sổ tay này đã giúp bà tái hiện lại hình ảnh đời sống dưới chế độ bảo hộ, nhiều năm sau khi bà rời khỏi nơi đây.
ALIX AYME (1894-1989). Bữa xế, khoảng 1940. Mực, màu nước và bột màu trên lụa; Chữ ký ở góc dưới bên phải và tiêu đề ở mặt sau;
Tác phẩm được thể hiện trong khung tranh dát vàng dưới kính được chế tác bởi họa sĩ; Kích thước tương đối: 50×75,5 cm; Xuất xứ: Bộ sưu tập tư nhân, Đông Nam nước Pháp.
Trong bức Bữa xế, nghệ sĩ thể hiện nhiều điểm đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của mình. Bức rèm và khung cửa sổ là nơi ở của họa sĩ, trong khi chú mèo nhỏ đang say ngủ hay bó hoa là những đặc điểm thường thấy trong tranh của bà. Khung tranh được trang trí bằng bột vàng là minh chứng cho sự chú trọng đặc biệt dành cho tác phẩm tranh lụa này.
Nghệ thuật châu Á, ngày mùng 1 tháng 6 năm 2023
Một cặp bát hoàng gia chất lượng bảo tàng thuộc sở hữu tư nhân, có thể so sánh với đồ sứ ở Mnaag (Paris) và chưa từng được công bố trước đây.
TRUNG QUỐC. Triều Thanh, dấu của Càn Long (1735–1796).
Cặp chén chuông quý hiếm bằng sứ xanh trắng, trang trí lưỡng long chầu nguyệt giữa mây trời dưới diềm như ý. Một đường diềm như ý được vẽ vòng quanh đan xen với mặt trời, một huy chương trung tâm được trang trí bằng một con rồng năm móng. Phần đế có dấu Càn Long sáu ký tự với lớp men xanh bên dưới. Nhãn “J.J. Klejman Gallery New York NY” dưới một nhãn và nhãn “J.J. Klejman Gallery New York NY” và “Frank Caro người kế nhiệm C.T. Loo” dưới nhãn còn lại. H. 9,4 cm – D. 13,3 cm.
Nguồn gốc: Bộ sưu tập của một gia đình quý tộc quan trọng của Pháp.
Được mua vào những năm 1960 và 1970 ở New York, cặp chén này sau đó vẫn thuộc cùng một gia đình người Pháp. Cho đến nay, mới chỉ thấy một đôi chén giống y như vậy: đó là chiếc chén được lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á Quốc gia Guimet, trong bộ sưu tập của Ernest Grandidier (số kiểm kê G 3528). Chiếc bát từ bộ sưu tập Musée Guimet, chưa bao giờ được công bố kể từ khi Ernest Grandidier mua nó vào cuối thế kỷ 19, do đó sẽ được trình bày liên quan đến hai chiếc bát do Aguttes phát hiện, trong danh mục bán “Arts d’Asie” (Nghệ thuật châu Á), và do đó được công bố lần đầu tiên. Hai món đồ, được giới thiệu trong phiên đấu giá Aguttes vào ngày 1 tháng 6 năm 2023, tạo thành một cuộc khám phá lại lớn về một mô hình đồ sứ hoàng gia cực kỳ quý hiếm.
Người am hiểu sẽ tập trung vào độ sáng của đồ sứ, sắc thái của màu xanh lam hoặc đường nét và lớp men hơi xanh này. Với chất lượng bảo tàng, cặp đôi này sẽ được bán đấu giá lần đầu tiên và cho đến nay, không có mẫu tương tự nào được đưa ra đấu giá. Đôi chén có hình dạng đặc biệt của thế kỷ 18 và mang đến sự diễn giải lại về thế kỷ 16 của nhà Minh.
Cả hai đều là minh chứng cho kỹ thuật chế tác đồ sứ đẹp nhất của thế kỷ 18 và lịch sử của các bộ sưu tập, đáng chú ý là nó mang nhãn hiệu Frank Caro, người kế vị của Ching Tsai Loo. Có trụ sở tại New York, London và Paris, đại lý Ching Tsai Loo đã ghi dấu ấn trong lịch sử thị trường nghệ thuật. La Pagode (Paris, quận 8) tổ chức các bộ sưu tập cá nhân của chuyên gia về nghệ thuật Viễn Đông này, từ năm 1922, góp phần làm nên danh tiếng của nhân vật chủ chốt này trên thị trường nghệ thuật quốc tế.
Một phát hiện quan trọng: Cặp bát rồng hình hoa chuông xanh và trắng rất hiếm có dấu của Hoàng đế Càn Long (1735-1796)
Nghệ sĩ Châu Á
Nghệ sĩ Châu Á, các Tác phẩm quan trọng [38]
Đấu giá: Mùng 2 tháng 6 năm 2023, vào lúc 14h30’; Aguttes Neuilly
Liên hệ: Charlotte Aguttes-Reynier
+33 1 41 92 06 49 – reynier@aguttes.com
Nghệ thuật Châu Á
Đấu giá: Mùng 1 tháng 6 năm 2023 vào lúc 14h30’; Aguttes Neuilly
Liên hệ: Clémentine Guyot
+33 1 47 45 91 54 – guyot@aguttes.com
Nguồn: Aguttes