Logo loading

VAN GOGH VÀ NGUỒN CẢM HỨNG TỪ NHẬT BẢN

Tranh in Nhật Bản là một trong những nguồn cảm hứng chính của Vincent Van Gogh và ông đã là một người sưu tập nhiệt tình. Những bức tranh in này giống như chất xúc tác — chúng mang đến cho ông cách nhìn mới về thế giới. Nhưng tranh của ông có thay đổi […]
|Viet Art View

Tranh in Nhật Bản là một trong những nguồn cảm hứng chính của Vincent Van Gogh và ông đã là một người sưu tập nhiệt tình. Những bức tranh in này giống như chất xúc tác — chúng mang đến cho ông cách nhìn mới về thế giới.

Nhưng tranh của ông có thay đổi như một kết quả?

“Và chúng ta không thể học tập nghệ thuật Nhật Bản, dường như với anh, ngoài việc hạnh phúc hơn, vui hơn, nó đưa chúng ta quay về tự nhiên, bất kể nền giáo dục và công việc của chúng ta trong một thế giới đầy qui ước.” — Vincent Van Gogh viết cho em trai Theo, 23 hoặc 24 tháng 9 năm 1888.

1, Khám phá nghệ thuật phương Đông

Có một sự ngưỡng vọng lớn với mọi điều thuộc về Nhật Bản trong nửa sau thế kỉ 19. Van Gogh ban đầu không chú ý đến những điều này. Rất ít họa sĩ ở Hà Lan nghiên cứu nghệ thuật Nhật Bản. Ngược lại, ở Paris, nó đã trở thành xu hướng mới nhất. Vì vậy, chính ở Paris, Van Gogh đã khám phá tác động của nghệ thuật phương Đông đối với phương Tây, và ông quyết định tìm hướng đi cho nghệ thuật hiện đại của mình.

Van Gogh mua những bức tranh khắc gỗ Nhật Bản đầu tiên của mình ở Antwerp, đính chúng lên tường trong phòng. Ông miêu tả thành phố cho em trai với những hình ảnh kì lạ này trong tâm trí.

“Studio của anh khá đẹp, chủ yếu vì anh đã đính một bộ tranh in Nhật Bản lên tường và anh thấy rất vui. Em biết đấy, những hình ảnh người phụ nữ nhỏ bé trong vườn, bên hồ, kị sĩ, hoa, những cành cây xù xì nhiều gai.” — Van Gogh viết cho em trai Theo từ Antwerp, 28 tháng 11 năm 1885.

2, Nhật Bản ở Paris

Van Gogh chuyển tới căn hộ của em trai ở Paris vào đầu năm 1886. Họ cùng nhau xây dựng một bộ sưu tập khá lớn tranh in Nhật bản. Van Gogh đã sớm bắt đầu coi chúng hơn mức một sự tò mò thú vị. Ông xem chúng như những kiểu mẫu của nghệ thuật, đánh giá chúng tương đương với những kiệt tác của nghệ thuật phương Tây.

Chúng ta không biết chính xác kích cỡ của bộ sưu tập Van Gogh có thời gian đó. Ông đã nhắc đến “hàng trăm” bức tranh in trong những lá thư của mình.

“Nghệ thuật Nhật Bản là cái gì đó cổ sơ, giống như Hy Lạp, giống như những người Hà Lan xa xưa của chúng ta, Rembrandt, Potter, Hals, Vermeer, Ostade, Ruisdael. Nó không kết thúc.” — viết cho Theo từ Arles, 15 tháng 7 năm 1888.

 3, Hiệu ứng không gian và màu sắc

Các họa sĩ Nhật bản thường để trống phần nền giữa trong bố cục, và đối tượng cận cảnh đôi khi được phóng to. Họ cũng thường loại bỏ đường chân trời, hoặc cắt đột ngột các phần của hình ảnh ở rìa.

Những họa sĩ phương Tây đã học được điều này, họ không nhất thiết phải sắp xếp bố cục tác phẩm theo lối truyền thống, từ gần đến xa như trong một ống nhòm ảnh.

Van Gogh đã tiếp thu những quan điểm này và đưa chúng vào tác phẩm của mình. Ông ưa thích những hiệu ứng không gian khác thường, những mảng màu sắc mạnh, những đối tượng thường ngày, sự chú ý đến những chi tiết tự nhiên. Và, dĩ nhiên, bầu không khí lạ thường, đầy niềm vui.

4, Phong cách mới

Bên cạnh tranh in Nhật Bản, Van Gogh có phần chịu ảnh hưởng từ người bạn họa sĩ của mình, Émile Bernard, người đã phát triển ý tưởng mới mẻ cho định hướng của nghệ thuật hiện đại. Lấy tranh in Nhật Bản làm mẫu, Bernard đã cách điệu tranh của ông. Ông dùng những mảng màu đơn giản và đường nét đậm.

Được gợi cảm hứng từ Bernard, Van Gogh bắt đầu lấp đi ảo ảnh về chiều sâu, thay vào đó là một bề mặt phẳng. Ông đã kết hợp mặt phẳng cùng với những vệt màu cuộn đặc trưng của mình.

5, Nhật Bản ở miền Nam nước Pháp

“Hãy nhìn xem, chúng ta yêu hội họa Nhật Bản, chúng ta đã trải nghiệm trong những ảnh hưởng của nó — tất cả các họa sĩ Ấn tượng đều có chung điều đó — và chúng ta sẽ không tới Nhật, nói một cách khác, nơi nào sẽ là tương đương với Nhật Bản, có thể là miền Nam (nước Pháp)? Anh tin rằng, sau tất cả, tương lai nghệ thuật mới vẫn nằm ở miền Nam.” — Van Gogh viết cho em trai Theo từ Arles, khoảng ngày 5 tháng 6 năm 1888.

Sau hai năm, Van Gogh rời khỏi Paris sôi nổi, khởi hành đến Arles ở miền Nam nước Pháp vào tháng 2 năm 1888. Ông tìm kiếm sự bình yên, và ‘bầu không khí trong trẻo, hiệu ứng sắc màu tươi vui’ của những bức tranh in phương Đông.

Ông viết cho người bạn Gauguin, người cũng rất hứng thú với những bức tranh Nhật Bản, rằng ông đã nhìn qua cửa sổ toa tàu để xem “liệu có giống Nhật Bản chưa! Thật trẻ con, phải không?”

Van Gogh, cũng như Gauguin, tin rằng họa sĩ nên chuyển tới miền Nam, nơi những vùng đất còn cổ sơ, và tìm kiếm những sắc màu rực rỡ. Điều này sẽ giúp họ nâng nghệ thuật lên một tầm mới. Ý tưởng đó đã thôi thúc Van Gogh đến với Arles.

“Sau một thời gian tầm nhìn của mình thay đổi, em nhìn thế giới với con mắt có phần Nhật Bản nhiều hơn, em cảm nhận màu sắc cũng khác. Anh tin chắc, chính xác là qua thời gian dài đó, anh đã hiểu rõ phẩm cách của mình.” — Van Gogh viết cho em trai Theo từ Arles, ngày 5 tháng 6 năm 1888.

 6, Những ý tưởng vụn vỡ

Van Gogh đã hi vọng tìm được cộng đồng nghệ sĩ ở Arles, giống như các nhà sư đạo Phật của Nhật Bản sống thành từng nhóm tương tự.

Cuối cùng chỉ có Gauguin tham gia. Ông vẽ từ trí tưởng tượng và khuyến khích Van Gogh sáng tác cũng theo kiểu cách điệu nhiều hơn. Một bức họa không nên là một bức ảnh.

Đáng buồn, Van Gogh và Gauguin hay bất đồng, Gauguin đã trở về Paris sau vài tháng. Van Gogh bắt đầu có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh lý tâm thần. Ông được nhận vào bệnh viện, sau đó là một phòng khám tâm thần, ông đã đánh mất niềm tin vào khả năng của mình.

Phát triển nghệ thuật cho tương lai trở thành một mục tiêu quá tham vọng. Van Gogh dần dần ít nhắc đến tranh in Nhật Bản trong các bức thư.

7, Đổi mới sau những cảm hứng từ Nhật Bản

Tự nhiên là điểm xuất phát của nghệ thuật Van Gogh, trong suốt cuộc đời ông. Với những họa sĩ Nhật Bản cũng như thế, và ông hiểu điều đó. Tranh in Nhật Bản mang đến một hình mẫu mà ông cần cho nghệ thuật hiện đại.

Van Gogh luôn hướng đến tiếng gọi của một nền hội họa hiện đại, đơn giản hơn. Tranh in Nhật Bản, với những mảng màu và sự cách điệu của nó, đã chỉ cho ông hướng đi, mà không yêu cầu ông bỏ xuất phát điểm tự nhiên của mình, một hướng đi lý tưởng.

“Tranh của anh đều dựa trên nghệ thuật Nhật Bản ở một mức độ nào đó…” — Van Gogh viết cho em trai Theo từ Arles, 15 tháng 7 năm 1888.

Nguồn: Bảo tàng Van Gogh

 

 

Chia sẻ:
Back to top